PHẠM DUY - ÂM NHẠC VÀ CHÍNH TRỊ



“…Giờ cha lưu đầy ở ngay trên đất ta…
…Loài quỷ dữ xua con ra đại dương (chạy loạn, di tản năm 75)…
…Sài gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người (viết về Sài Gòn giờ mang tên TP Hồ Chí Minh)..” (Trích lời trong ca khúc “1954-1975” của Phạm Duy)

VỀ ÂM NHẠC: Âm nhạc Phạm Duy, đặc biệt tình ca thì thật hay, khen Phạm Duy khác gì khen phò mã tốt áo, nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc, nhiều, nhiều người mê nhạc đã say đắm rồi, tôi nghĩ mảng này không cần bình luận gì thêm, một số ca khúc thấm đẫm chất dân ca (nhạc truyền thống) của Ông sẽ sống mãi cùng thời gian. 

Tôi đặc biệt thích các ca khúc như: Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá hoa sầu, Nụ tầm xuân, Con đường cái quan (đặc biệt đoản khúc “Nước non ngàn dặm ra đi”), Bà mẹ Gio Linh…
Trong Âm nhạc, Ông còn viết “Tục ca” mà như Ông nói đó là dạng “tiếu lâm” âm nhạc, nhưng viết chưa tới nên có phần tục tĩu.

Về CHÍNH TRỊ: Phạm Duy là người làm âm nhạc phục vụ chính trị một cách cuồng say, có phần cực đoan, “lưu manh”…
    Khi còn ở với Việt Minh, Ông viết nhiều ca khúc phục vụ cách mạng, khi qua bên “Quốc gia” Ông cũng viết khá cuồng say nhiều bài cực đoạn, cằn cục mang hơi hướng chính trị “lưu manh”, mất hết độ nhã nhặn, thâm trầm cần có của người nghệ sĩ – trí thức. 
Nhiều ca khúc “cách mạng” được Ông làm ngơ, hoặc tự Ông đổi vời lời để kịp thời phục vụ chính trị của bên đối lập. VD: Bài hát “Người Mẹ Gio Linh” hiện nay, các ca sĩ trong nước và hải ngoại hát cũng đã được sửa các từ “quan trọng” như từ (giặc) "Tây"… nên cũng chẳng rõ là ai đã cắt cổ con của bà mẹ Gio Linh…
   Các ca khúc dạng “chửi bới” thì nhiều lắm - mảng đề tài mà các nghệ sĩ lớn như Trịnh Công Sơn, Văn Cao... thường không đụng đến, với tài năng và nhân cách, họ luôn biết đứng vượt lên trên các hằn học chính trị để viết về những gì cao quý, nhân bản, cho con người, cho cái tốt đẹp của cuộc sống hay các ca khúc phản chiến (trong tất cả mọi trường hợp, chiến tranh đều không cần thiết và luôn mang lại đau khổ, làm tha hoá con người).
Mọi cuộc chiến rồi cũng qua đi, thắng, thua, chính nghĩa, phi nghĩa chưa bao giờ có sự phân biệt rạch ròi, Ông đã mất hơn 10 năm để xin về nước sinh sống, lá rụng về cội, đó là quyền mặc nhiên của bất cứ người Việt Nam nào, nhưng khi đã ở trên mảnh đất cha ông, tổ tiên rồi, Ông vẫn rất hằn học, một kiểu hằn học không thể có với bất cứ một nghệ sĩ lớn nào: Ca khúc “1954-1975” của Ông do Duy Quang trình bày: 
“…Giờ cha lưu đầy ở ngay trên đất ta…
…Loài quỷ dữ xua con ra đại dương (chạy loạn, di tản năm 75)…
…Sài gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người (viết về Sài Gòn giờ mang tên TP Hồ Chí Minh)..” (Trích lời trong ca khúc 1954-1975).
    Những ca từ hằn học, chửi bới thì nhiều, cộng với việc đổi lời ca từ 180%, rồi những tuyên bố, phát biểu đây đó..., do vậy xét về mảng chính trị, Ông không phải là chính khách có tầm (dù Ông đã làm đến Bộ trưởng Văn hoá). Chính trị của Ông mang hơi hướng "chính trị lưu manh".
Đình Văn (02/02/2013)
    Bài Nước non ngàn dặm ra đi (trích trong Trường ca Con đường cái quan) người trình bày hay nhất phải là nữ ca sỹ Thái Thanh, tuy nhiên nghe Quang Lê hát cũng được. 
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/nuoc-non-ngan-dam-ra-di-quang-le-ft-mai-thien-van.oCzAudx5_t.html 
Nhữ Đình Văn

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn