Biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong và Vài tình tiết mới khi đọc Đèn Cù (Nhật ký ngày 30.9.2014)

     Ngày 30/9/2014:
     Người HongKong đã biểu tình đòi dân chủ nhiều ngày qua, cảnh sát dùng hơi cay để giải tán, báo lề phải Việt Nam đưa tin này rất dè dặt.
     Theo tờ thanhnien.com.vn ngày 30/9/2014, phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông lan ra thế giới: "Các nhà tổ chức của phong trào “Ủng hộ Hồng Kông từ Canberra”, vốn đang diễn ra tại thủ đô của Úc, đã kêu gọi “tất cả những người Hồng Kông tại Canberra” hưởng ứng, đồng thời yêu cầu người tham gia đồng loạt mặt áo đen để đồng nhất với những người đang tham gia “Chiếm Trung Tâm” (Occupy Central) tại Hồng Kông.
“Ngay cả khi chúng ta không thể có mặt tại các buổi biểu tình, chúng ta vẫn phải quyết tâm bảo vệ dân chủ”, các nhà tổ chức cuộc biểu tình tại thành phố Adelaide, miền nam nước Úc, cho biết hôm 29.9.
“Ngay cả khi chúng ta đang ở Úc, trái tim của chúng ta vẫn ở Hồng Kông! Chúng ta đoàn kết với sinh viên tại Hồng Kông”, theo các nhà tổ chức ở Úc.
     Các cuộc biểu tình ủng hộ phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông cũng đã diễn ra tại Sydney và Perth.
     South China Morning Post cho biết theo điều tra dân số hồi năm 2011, Úc có hơn 74.000 người Úc sinh tại Hồng Kông, chưa kể con cái của người nhập cư từ Hồng Kông sang.
     Theo trang Facebook của phong trào “Thống nhất vì Dân chủ: Toàn cầu đoàn kết với Hồng Kông”, nhiều cuộc biểu tình dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 1.10, tức Quốc Khánh Trung Quốc, tại Toronto (Canada), Copenhagen (Đan Mạch), Hamburg (Đức), Seattle (Mỹ) và Dublin (Ireland).
     Ngoài ra, người ủng hộ phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông được cho là cũng lên kế hoạch tổ chức tuần hành tại Paris (Pháp) và Kuala Lumpur (Malaysia)."
Người ủng hộ phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông tụ tập ở Sydney (Úc) hôm 29.9 - Ảnh: AFP

      Ngày 30/9/2014:
     Đọc vài chương đầu cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh thấy vài chi tiết mà mình chưa hề biết trước đó:
     - Tại đợt cải cách thí điểm, danh sách các "địa chủ cường hào" bị tòa án nhân dân kết án tử hình, trước khi bắn được lập thành danh sách đưa qua Cụ Hồ Chủ tịch duyệt xem có ân xá hay không. Nhưng Cụ không ân xá cho ai cả (chắc trong này có cả bà Cát Hanh Long - Bà Năm).
     - Chi tiết về cụ đồ Ngô Tất Tố: kiểm điểm trong thời kỳ chỉnh đốn là "khi say rượu đã chót ví mình là con chó, thời Tây chỉ dám sủa vài tiếng, thời Cộng Sản thì nằm in re". Thật đau sót !
     - Chi tiết Cụ Hồ Chủ tịch che râu đến dự buổi đấu tố bà Năm thì mình chẳng tin, vi từ chỗ Cụ đến chỗ đấu tố bà Năm là rất xa, lại đường rừng, quá nguy hiểm. Hơn nữa chi tiết này tác giả cũng chỉ nghe người khác kể lại, không trực tiếp dự. Người kể thấy người che râu đến dự, đoán là cụ Hồ, chưa có gì khảng định.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn