CẦU CRƯM (CRIMEA) BẮC QUA EO BIỂN KERCH

CẦU CRƯM (CRIMEA) BẮC QUA EO BIỂN KERCH ?
     Nghề phu Cầu cũng sân si tí thời cuộc đang hót: Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine (24/02/2022), trên mạng xh có những tranh luận: Tại sao Ukraine không bắn tên lửa hoặc phóng ngư lôi cho sập cầu Crưm (Crimea) – huyết mạch giao thông bộ/sắt của Nga với bán đảo Crưm (Crimea) mà Nga mới tái sáp nhập năm 2014 ? 

VẬY, CẦU CRƯM CÓ QUY MÔ và BIỆN PHÁP thi công ra sao (nghề cầu), có thể bị ĐÁNH SẬP không ?
(status này được gom nhặt ảnh và tư liệu từ các web. nước ngoài)
-Cầu Crưm gồm cầu đường bộ và cầu đường sắt song song bắc qua eo biển Kerch, nơi hợp nhất (ranh giới) của biển Azov và Biển Đen. Cầu nối lục địa nước Nga với bán đảo Crưm.
-Việc xây cầu Crưm là ưu tiên số 1 của TT Putin sau khi tái sáp nhập bán đảo Crưm vào Nga, mặc dù chi phí xây cầu là rất tốn kém, hết 4,2 tỷ USD
-Khởi công: tháng 02/2016
-Cầu đường bộ dài: 16,9 km, Khánh thành 15/5/2018
-Cầu đường sắt dài: 18,1 km, Khánh thành 23/12/2019
THIẾT KẾ:
-Thiết kế bởi: Viện Giprostroymost - Saint Petersburg
-Địa chất: Khu vực xây cầu có nhiều bùn núi lửa nằm sâu, đáng lo ngại nhất, nó là một khu vực có hoạt động địa chấn cao vì vậy thời còn Liên Xô việc xây dựng cầu vĩnh cửu đã không được tiến hành.
-Cầu đường bộ có 4 làn xe ô tô
-Cầu đường sắt thiết kế với vận tốc tầu chạy 200km/h
-Nhịp chính: Có kết cấu dàn-vòm thép, hình vòng cung, hai đầu vòm kê trên gối. Khẩu độ 227m, chiều cao kết cấu vòm ở giữa nhịp là 45m, Chiều cao thông thủy cho tầu thuyền là 35m
-Nhịp dàn vòm cầu đường bộ tiêu tốn xấp xỉ 6.000 tấn thép, cầu đường sắt xấp xỉ 4.000 tấn. Tổng hai cầu là 10.000 tấn thép.
-Các trụ có móng cọc, cọc sâu nhất lên đến 105m.

BIỆN PHÁP THI CÔNG hai nhịp chính, kết cấu dàn-vòm (xem ảnh)
-Hai vòm thép được lắp hoàn chỉnh cả nhịp trên đà giáo, trên cạn.
-Hai đầu vòm, vị trí sẽ nằm trên xà mũ, gối được tháo ra do sẽ vướng khi lắp đặt bằng kích rút theo phương thẳng đứng.
-Sàng ngang vòm trên hai đường trượt ra vùng nước
-Đưa hệ nổi vào bên dưới hệ vòm, hạ vòm xuống hệ nổi
-Chở nổi hệ vòm ra vị trí nhịp cầu
-Đưa hệ vòm lên vị trí theo phương thẳng đứng bằng kích rút
-Liên kết vòm với hai đầu vòm
* Tổng cộng mất 120 giờ làm việc ngoài khơi để vận chuyển và lắp đặt hai vòm trên các trụ cầu
* Thi công cầu Crưm trên biển, gió lớn quanh năm nên rất khó khăn.

ĐÁNH GIÁ
-Các chuyên gia thiết kế cầu trên thế giới đánh giá việc xây dựng cầu Crưm là rất tốn kém và cơ hội cầu tồn tại lâu dài là rất nhỏ, do tính phức tạp của địa chất và địa chấn.
-Cầu có thể sập bất cứ lúc nào do địa chất có các túi bùn núi lửa dưới sâu và địa chấn hoạt động mạnh.

CẦU CRƯM có thể bị đánh sập hay không ?
-Khi xây dựng cầu, người Nga đã lắp đặt nhiều hệ thống quan trắc, hệ thống “mắt thần” để kiểm soát ngư lôi cũng như các hành vi cố ý phá hoại cầu. Gần đây Nga đưa ra vị trí cầu cả tiểu đoàn hải quân, nhiều vũ khí đánh chặn và phát hiện ngư lôi, tên lửa từ xa để bảo vệ cầu Crưm.
-Mọi biện pháp đều không thể đảm bảo 100% là cầu không bị đánh sập, đơn giản là không thể đánh chặn được hết tất cả các quả tên lửa bắn đến, ví như Soái hạm Moskva mà còn bị bắn cháy thì cầu Crưm sao mà không bị bắn sập. Tuy nhiên, cầu Crưm là một biểu tượng của nước Nga, một thành trì mà nếu Ukraine động đến sẽ bị trả đũa gấp nhiều lần, đó là lý do Cầu Crưm vẫn chưa bị đánh sập.
(19/9/2022)












Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn