Gia đình Ireland ăn một bữa khoai tây và sữa, 1917


Copy từ tài khoản Historic Vods (Twitter)
Khoai tây "Ailen" không có nguồn gốc từ Ireland mà từ Nam Mỹ (cụ thể là Peru và Bolivia), nơi người bản địa đã trồng nó hàng nghìn năm. Sau khi những người chinh phục Tây Ban Nha xâm chiếm khu vực này vào thế kỷ 16, họ đã mang khoai tây trở lại châu Âu, nơi nó cuối cùng trở thành cây lương thực phổ biến vào thế kỷ 19.
Trong những năm 1840, bệnh cháy lá khoai tây bắt đầu lây nhiễm tất cả các loại khoai tây trên khắp châu Âu. Người Ailen bị ảnh hưởng nặng nề vì họ gần như chỉ dựa vào khoai tây. Hầu hết họ là những nông dân tá điền được chia một mảnh đất nhỏ để đổi lấy việc làm việc trên đất của địa chủ. Khoai tây dễ trồng trong một diện tích nhỏ và rẻ, đầy đặn và ít bị hư hỏng nên nó trở thành nguồn lương thực hoàn hảo cho người nghèo.
Vào đỉnh điểm của nạn đói ở Ireland năm 1847, các chủ đất người Anh tiếp tục xuất khẩu lương thực từ Ireland sang Anh và Scotland, điều này chỉ làm trầm trọng thêm tình hình. Anh từ chối ban hành bất kỳ loại lệnh cấm xuất khẩu nào. Khoảng 1 triệu người Ireland chết vì đói.
Cũng trong năm đó, người Choctaw đã gom góp được 170 đô la (tương đương 4.800 đô la ngày nay) để gửi đến Ireland cứu trợ nạn đói. Khi mà chỉ 16 năm trước, người Choctaw đã bị di dời khỏi vùng đất của họ và phải đi trên "Con đường nước mắt", nơi có tới 4.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em chết vì đói, bệnh tật và phơi nhiễm (tổng thống Mỹ khi đó đã ra ban hành đạo luật bắt những người Choctaw phải bỏ quê hương mà họ đã sinh sống từ nhiều nghìn trước năm để di cư đến những khu tập trung).
Đế chế Ottoman cũng gửi các tàu dự trữ lương thực nhưng bị người Anh từ chối. Họ phải bí mật vận chuyển nguồn cung cấp của mình vào một thị trấn nhỏ, cách Dublin 70 dặm về phía bắc, để nuôi những người Ireland đang chết đói. Quốc vương Abdulmeiid I cũng đề nghị quyên góp 10.000 bảng Anh (trị giá 1,3 triệu USD ngày nay), nhưng Nữ hoàng Victoria từ chối nhận vì bà đã quyên góp 2.000 bảng Anh và không muốn bị mất mặt. Quốc vương miễn cưỡng hạ giá đề nghị của mình xuống còn 1.000 bảng Anh.

Ghi chú: Người Choctaw: Dân số: 100.605. Người Choctaw bắt nguồn từ khu vực sông Mississippi và các phần của bang Alabama, nhưng là một trong năm bộ tộc miền nam đầu tiên phải chuyển tới Oklahoma theo chương trình tái định cư mang tên Con đường nước mắt mà Chính phủ Mỹ thực hiện. Bộ tộc này cưỡng lại nhiều ảnh hưởng của bên ngoài và cố gắng duy trì truyền thống của họ. Văn hoá Choctaw độc đáo ở chỗ nó đề cao vai trò của phụ nữ và trao cho phụ nữ vai trò làm chủ gia đình.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn