Nhà thờ Mằng Lăng tại xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nhà thờ đang lưu giữ quyển sách “Phép giảng tám ngày” do linh mục thừa sai Alexandre de Rhodes (tức cha Đắc Lộ) biên soạn bằng chữ Qauốc ngữ, được in tại Roma, Ý vào năm 1651 cùng với Từ điển Việt-Bồ-La. Đây được xem là quyển sách văn xuôi tiếng Việt đầu tiên được in bằng chữ Quốc ngữ.
Phép giảng tám ngày là một quyển sách giáo lý Giáo hội Công giáo Rôma.
Trong khuôn viên Nhà thờ có phòng (hang) thờ Thánh tử vì đạo và trưng bày giới thiệu về quyển sách Phép giảng tám ngày.
Nhà thờ không phải là nơi Cha Đắc Lợi viết quyển sách.
Nhà thờ Mằng Lăng xây dựng năm 1892. Xứ đạo Mằng Lăng có từ thời các Chúa Nguyễn, thế kỷ 17,18.
Tản mạn về quá trình sáng chế ra chữ quốc ngữ:
Đến giờ nhiều người vẫn cố và thích gán cho Linh mục Alexandre de Rhodes là "ông tổ", là "cha đẻ" chữ Quốc ngữ. Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly và nhiều nhà nghiên cứu trước đó đã chỉ ra: Chữ Quốc ngữ là sản phẩm tập thể.
- Linh mục Francisco de Pina là người có công đầu, đã học tiếng Việt, (năm 1623) soạn ra từ vựng, soạn ra chính tả, thanh điệu, ngữ pháp.
- Không thể không nhắc đến tập thể nhiều linh mục và người Việt khác cùng thời và sau De Pina, đã tham gia tích cực trong việc sáng chế ra chữ Quốc ngữ.
- Linh mục Gaspar do Amaral (năm 1634) đã soạn ra bộ từ điển Việt Bồ và Linh mục Antonio Barbosa đã soạn ra bộ từ điển Bồ - Việt.
- Linh mục Alexandre de Rhodes (năm 1651) đã tập hợp các công trình trước đó biện soạn ra bộ từ điển Việt - Bồ - La.
- Chữ Quốc ngữ hiện nay đang dùng chủ yếu theo cuốn Từ điển Việt - La của Taberd (1772).
- Chữ quốc ngữ (hệ chữ ký âm), để sáng tạo ra cần: Từ vựng, chính tả (thanh điệu, ngữ pháp...) – Các việc này các Linh mục de Pina, do Amaral, Barbosa đã dày công sáng tạo ra. Linh mục de Rhoder tiếp nối công việc đó. Quá trình sáng tạo ra chữ Quốc ngữ còn kéo dài tiếp nối đến tận đầu thế kỷ 20.
Ảnh sau đây chụp từ bài thuyết trình của TS Phạm Thị Kiều Ly về quá trình hình thành chữ quốc ngữ:
Việc tạo ra chữ Quốc ngữ không phải là một hiện tượng riêng lẻ mà nằm trong trào lưu ngữ học truyền giáoThiên Chúa giáo yêu cầu các Thừa sai cần học ngôn ngữ bản xứ
Tạo ra chữ viết của ngôn ngữ đó bằng cách ghi tiếng nói bằng chữ La-tinh: âm = chữ
Soạn ngữ pháp và tư vựng
Linh mục Francisco de Pina đã vết xong bản từ vựng, soạn chính tả, thanh điệu, ngữ pháp
Linh mục Gaspar do Amaral năm 1634 đã soạn một cuốn từ vựng, dịch tín điều và bí tích ra tiếng Việt.
Linh mục Alexandre de Rhodes học tiếng Việt từ linh mục De Pina, sử dụng các công trình của các linh mục khác, đặc biệt là của Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa (các ông này đều đã soạn ra mỗi người một cuốn từ điển tiếng Việt - Bồ và Bồ - Việt)
Nhược điểm của chữ quốc ngữ:
Nhiều người đã chỉ ra các nhược điểm của chữ quốc ngữ, sau đây là các nhược điểm chính - theo bài viết của Nguyễn Việt Long:
- Chữ quốc ngữ là do người phương Tây soạn ra vào đầu thế kỷ 17, ban đầu để cho chính họ dễ học tiếng Việt chứ không phải dành cho người Việt, nên có những thiếu sót như dùng những ký tự hay cụm ký tự ghi cùng một âm tiết (c và k, g và gh, ng và ngh), hoặc dùng ký tự d và gi ghi âm tiết/z/ (dựa theo tiếng Ý và Bồ Đào Nha) mà đáng lẽ nên dùng ký tự z.
- Mang tính lịch đại là bộ chữ này ra đời khi cơ sở nghiên cứu phân tích hệ thống ngữ âm của tiếng Việt chưa đầy đủ, chưa có những khái niệm ngôn ngữ học hiện đại như âm vị nên có chỗ bất hợp lý.
- Chữ Việt có kèm nhiều dấu phụ nhất trên thế giới (36 trường hợp có một dấu phụ, như: ă, â, ê, à, ả, ã, á, ạ...; 30 trường hợp có hai dấu phụ, như: ề, ể, ễ, ế, ệ...), trong đó có 7 chữ cái được tạo thêm từ bộ chữ Latin cơ bản bằng cách thêm dấu phụ: ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư.
- ượng ngữ âm (kèm thanh điệu) quá phong phú, vượt xa khả năng biểu thị của các chữ cái Latin cơ bản nên người ta phải thêm dấu phụ và dùng con chữ ghép (như ng, nh, ch, tr) để ghi tất cả các âm thanh của tiếng Việt.
Nó gây ra bất tiện về mặt chính tả, khó phân biệt và dễ nhầm lẫn đối với người nước ngoài.