Ảnh NASA chụp với khoảng cách 1 triệu dặm
Mặt Trăng và Trái Đất (cảm xúc về khoa học và thi ca)"Dặm khuya ngất tạnh, mù khơiChia sẻ vài điều thú vị về Chị Hằng (Mặt Trăng, Hằng Nga, Nguyệt) nhân xem bức ảnh NASA chụp Mặt Trăng đang che Trái Đất từ khoảng cách 1 triệu dặm:
Thấy trăng mà thẹn những lời non sông.” (Truyện Kiều)
(1) ẢNH NASA CHỤP LÀ NGÀY NÀO ÂM LỊCH ? Theo tôi, đó là những ngày cuối tháng, ngày 28, 29, 30 âm lịch. Là những đêm không Trăng.
Giải thích: Theo ảnh, Mặt Trăng đang lọt vào khoảng không gian gần thẳng hàng giữa Mặt Trời và Trái Đất.
Thứ tự: M.trời >>> M.trăng > T.đất
Vậy ban ngày, Mặt Trăng sẽ trên bầu trời/ thường là không nhìn thấy. Ban đêm, nhìn lên bầu trời sẽ không có Trăng.
Đêm không Trăng thường tạo cảm giác buồn, cô đơn. Thi ca thường liên tưởng đến sự mất mát, tan vỡ...
"Đêm không trăng đêm buồn vô hạn" (sưu tầm)
"Buồn như đêm không trăng
Buồn như ngày không nắng
Buồn như em tĩnh lặng" (Trần Minh Hiền)
"Em về đi anh sẽ không theo nữa(2) MẶT TRĂNG KHÔNG CÓ MẶT TỐI VĨNH CỬU như nhiều người hiểu lầm. Giải thích:
Trời đêm nay không một ánh trăng...
Em về đi... sau bao nhiêu vết xước
Cuộc tình nào rồi mà chẳng phải phôi pha" (taicuc)
- Mặt Trăng tự quay quanh trục của mình trên không trung giống Trái Đất, nên luôn có 1/2 bề mặt hướng về Mặt Trời (ngày), nửa kia là đêm. Bất cứ vị trí nào trên bề mặt chị Hằng cũng có ngày và đêm.
- Sau 29 “ngày Trái Đất”, Mặt Trăng mới tự quay quanh mình được 1 vòng. Nên một ngày+đêm của Chị Hằng dài bằng 1 tháng Trái Đất.
- Mặt Trăng không tự phát sáng, Trăng sáng là phản xạ (gương) do ánh sáng Mặt Trời chiếu vào.
Chính sự tự quay quanh mình, đồng thời với sự quay quanh quả đất, đón nhận và phản xạ ánh sáng Mặt trời của Mặt Trăng mà ban đêm, trừ một số đêm không Trăng, còn lại luôn có Mặt Trăng tròn, khuyết sáng mát bầu trời đêm.
"Gương nga chênh chếch nhòm song,(3) TỪ TRÁI ĐẤT, CHỈ NHÌN THẤY MỘT PHÍA BỀ MẶT KHỐI CẦU CHỊ HẰNG - đó là bán cầu có núi và biển cạn giống hình Cây đa và Chú Cuội. Do khi quay 1 vòng quanh Trái Đất, Mặt Trăng cũng tự quay quanh trục của mình được 1 vòng, do vậy, Mặt Trăng “vô tình” đã “tự khoá” 1/2 bề mặt luôn hướng về Trái Đất.
Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân." (Truyện Kiều)
Chính sự khóa cứng nửa cầu này, mà tháng tháng lại chờ đến những ngày trăng sáng, để nhìn ngắm cây đa, thằng cuội:
"Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời" (đồng dao)
"Trăng ơi... từ đâu đến?Từ Trái Đất, con người vĩnh viễn không được ngắm nửa phía bên kia của Chị Hằng. Mà thế càng hay, do nửa kia mặt chị Hằng bị "sần sùi", "rỗ tổ ong", rất xấu xí. Nguyên nhân từ lực hút/hấp dẫn của Trái Đất trong quá trình hình thành Mặt Trăng, dẫn đến phía gần Trái Đất vật chất xô về nhiều hơn, mịn hơn, "nuột" hơn, vẻ đẹp "ít tì vết" hơn, đó là vẻ đẹp không cần son phấn...
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!" (Trần Đăng Khoa)
Nếu nửa xấu xí của Chị Hằng Nga cũng luân phiên quay về Trái Đất thì chẳng có được các câu thơ hay về Trăng:
"Một mình lặng ngắm bóng Nga
Rộn đường gần với nỗi xa bời bời" (Truyện Kiều)
"Trăng rằm mười sáu trăng nghiêng(4) TRĂNG KHUYẾT, TRĂNG TRÒN là phần bề Mặt Trăng được mặt trời chiếu sáng mà từ Trái Đất nhìn thấy. Chỉ nhìn thấy một phần (trăng khuyết), dù khi đó, Mặt Trời vẫn chiếu phủ 1/2 bề mặt khối cầu Mặt Trăng.
Thương em chúm chím cười duyên một mình" (ca dao)
"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?" (Hàn Mặc Tử)
Giải thích: Nếu kẻ một đường thẳng từ Mặt Trời đến tâm Trái Đất và kéo dài tiếp ra sau, vị trí Mặt Trăng ở lệch về hai phía của đường thẳng này, khi đó là những ngày Trăng khuyết, nếu Mặt Trăng gần và trùng vào đường kẻ này sẽ là ngày Trăng Tròn hoặc Không Trăng.
"Mồng một lưỡi trai,Vằng Trăng khuyết trong thi ca thật thi vị:
Mồng hai lá lúa.
Mồng ba câu liêm,
Mồng bốn lưỡi liềm...
Mười rằm trăng náu,
Mười sáu trăng treo." (đồng dao)
"Đêm khuya gió lọt song đào,(5) NHẬT THỰC VÀ NGUYỆT THỰC là trường hợp đặc biệt khi 3 khối cầu Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng:
Nửa vành trăng khuyết, ba sao giữa trời"
"Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao,
Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng" (Truyện Kiều)
-Nhật thực: thứ tự Mặt Trời - Mặt Trăng - Trái đất (ngày của những đêm không trăng)
-Nguyệt thực: thứ tự Mặt Trời - Trái Đất - Mặt Trăng (đêm trăng tròn)
Với người Việt từ xa xưa, Nhật thực, Nguyệt thực là do “Gấu ăn nằm với Trăng/Trời”. Nên khi xảy ra cuộc tình "bất chính" đó, mọi người khua chiêng, đánh trống, gõ mõ, giã cối không, la hét ầm ĩ khiến gấu sợ bỏ đi – Chính nhờ niềm tin, sự kiên định, và các hành động rất quyết liệt đó mà ngày nay, chúng ta vẫn có mặt trời để xua tan đêm tối lạnh giá, có trăng để làm thơ...
“Trăng đang sáng bỗng mờ đi bất chợt
Bầu trời đêm còn lại những vì sao
Cả vũ trụ chìm sâu vào bóng tối
Đã bao lần trăng Nguyệt Thực trên cao
Vì Nguyệt Thực nên trăng màu huyết lệ
Như trần gian huyết lệ chẳng ngừng rơi
Sầu từ thuở hồng hoang sầu hai nửa
Gặp tình cờ rồi xa tít mù khơi
Trăng Nguyệt Thực nên đời còn ảo mộngMột chút nhân tình thế thái, thời cuộc vuông tròn trong những ngày mất mát, đau thương đến với bao người dân lành do trận bão lụt lịch sử (bão Yagi) năm 2024 này.
Cuộc trăm năm là mảnh ghép bi hài
Khi trái đất chênh về một phía
Thì trên trời Nguyệt Thực chia hai” (Hàn Long Ẩn)
“Dặm khuya ngất tạnh, mù khơi
Thấy trăng mà thẹn những lời non sông.” (Truyện Kiều)
Nhữ Đình Văn 14/9/2024