Lợi ích nhóm, Đồng minh, Địa chính trị...

       Kiều tư duy “mỹ hoá” hay “xú hoá” các cường quốc sẽ tạo nên những sự ngộ nhận.
      Thế giới luôn là: Lợi ích nhóm, Đồng minh, Địa chính trị.... Từ những năm 50 thế kỷ 20 đến nay, nước Mỹ phát động nhiều cuộc chiến tranh nhất trong số các cường quốc. Tôi thấy hầu hết các cuộc chiến do Mỹ phát động mang mầu sắc “cái bang”, yếu tố “Lục Vân Tiên thấy bất bình chẳng tha” ít lắm. Vì lợi ích thì Mỹ cũng “tráo trở như ai” thôi, ví dụ: Mỹ bắt tay Tầu-Mao năm 1972 (khi đó đang là nước XHCN), làm ngơ cho Tầu-Mao chiếm Hoàng Sa của đồng minh VNCH 1974, bỏ rơi VNCH… Chiến tranh để giành ảnh hưởng, địa chính trị, lợi ích nhóm, yếu tố xuất khẩu tự do, giải phóng dân tộc cũng có nhưng mờ nhạt và là thứ yếu. Có cuộc chiến, nguyên do chính nhưng bị ẩn đi là Tổng thống Mỹ muốn thanh lý các kho vũ khí sắp hết hạn sử dụng, để ký các hợp đồng mới với các doanh nghiệp sản xuất vũ khí vì họ đã ủng hộ tiền tranh cử, vì đã cam kết khi vận động tranh cử và để thúc đẩy tăng trưởng GDP.
      Cuộc chiến tranh Nga phát động năm 2022 tại Ukraine là cuộc chiến tranh giành lợi ích địa chính trị. Do bất cứ lý do gì thì cuộc xâm lăng Ukraine của Nga cũng rất sai trái, cần lên án, và là sai lầm nghiêm trọng của Putin. Khởi nguồn của cuộc chiến này bắt đầu từ năm 2014, Mỹ bỏ ra 5 tỷ usd để làm cuộc đảo chính phi dân chủ, đẫm máu, lật đổ chính phủ hợp pháp ở Ukraine là cũng là vì lợi ích địa chính trị của Ukraine đối với Mỹ. Các chính phủ Kiev mà Mỹ ủng hộ cũng chẳng sáng sủa gì: tham nhũng, thủ tiêu các chính trị gia, nhà báo có đường tư tưởng đối lập, đàn áp dân vùng nói tiếng Nga, cấm tiếng Nga, dựng tượng trùm phát xít Stepan Andriyovych Bandera, trung đoàn Azov… Hậu quả của cuộc chiến tranh giành địa chính trị giữa Mỹ-Nato và Nga là người dân Ukraine phải gánh chịu.
      Theo hãng thông tấn DPA của Đức ngày 17/10, Tổng thống Ukraine Zelensky đã đề nghị các đồng minh phương Tây tiếp cận các nguyên liệu thô có giá trị của nước này như một phần của "kế hoạch chiến thắng", các nguồn tài nguyên giá trị "trị giá hàng nghìn tỷ đô la Mỹ", bao gồm urani, titan, lithi và than chì. Vậy đó, ông Zenlensky đã mang tài nguyên của đất nước, của dân để thả thính, để câu kéo sự ủng hộ. Loanh quanh rồi cũng quay về vấn đề Lợi ích nhóm thôi!
NĐV 26.10.2024

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn