"Đổi" bát vàng lấy CHÂN KINH và Con đường đến đắc đạo

      Chuyện cũ nhắc lại: Cách đây trên mười năm, ông lãnh đạo cấp cao, vốn tốt nghiệp cử nhân văn chương đã lấy văn chương để bàn về chính trị, về chống tham nhũng: "Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ”!!! Mượn dẫn này trật lất, do hiểu sai về nội dung tư tưởng văn học của tác phẩm Tây du ký.
      Đó là ngày 07/12/2013, trong buổi tiếp xúc cư tri, để giảm nhẹ tính nghiêm trọng của tham nhũng, hối lộ, Ông nói: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ nên chúng ta phải xem xét, tỉnh táo, sáng suốt”.
      Ngày đó nhiều người (trong đó có tôi) đã viết status phản biện. Ông lãnh đạo chưa hiểu hết ý nghĩa sâu xa của việc Phật yêu cầu "đổi" bát vàng lấy chân kinh trong tiểu thuyết Tây du ký.
      Đó đâu phải hối lộ, Phật Tổ và các vị A La Hán biết Đường Tăng còn phạm giới*. Đó là đang giữ cái bát bằng vàng dòng của "vua Đường tặng cho ngự đệ" (em vua - vua Đường nhận Đường Tăng là anh em kết nghĩa). Còn đam mê của cải, vật chất và danh vọng ở thế gian. Muốn tiến tới giải thoát, người xuất gia phải lìa bỏ danh vọng của cải thế tục.
      Dâng bát vàng lấy chân kinh còn truyền tải thông điệp: Kẻ học đạo, muốn thọ pháp, đắc đạo phải biết hy sinh, đánh đổi. Phật Tổ phải từ bỏ ngai vàng, vợ con, của cải để tìm đạo. Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã từ bỏ ngôi báu Thái Thượng Hoàng...
      (*) Mười giới cơ bản cho Tỳ kheo - Tỳ kheo ni - Sa di - Sa di ni là: 
1. Không giết hại; 
2. Không trộm cắp; 
3. Không tà dâm; 
4. Không nói dối; 
5. Không say sưa; 
6. Không ăn quá bữa; 
7. Không nghe âm nhạc, hát xướng và các trò chơi khác; 
8. Không xức dầu thơm, trang điểm; 
9. Không ngủ giường cao, đệm êm; 
10. Không dính líu chuyện tiền bạc phiền hà thế gian (cũng có chỗ ghi là không giữ tiền, vàng bạc của quý)…
N.Đ.V 30/10/2024

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn