(HT Viên minh) Tại sao lại Thiền trong đời sống hàng ngày, bởi vì chính hằng ngày là Thiền, chúng ta không cần đi tìm Thiền ở bất kỳ đâu khác, mà chúng ta sẽ chỉ thấy Thiền ngay trong đời sống chúng của chúng ta. Không phải thiền là một phương pháp nào đó để dẫn chúng ta đi đến đâu, mà Thiền chính là đưa chúng ta trở về đời sống thực và nhận ra chân lý ngay trong đời sống thực đó, chứ không phải là đi tìm kiếm một lý tưởng ở đâu xa...
Xin trả chim đôi cánhĐôi cánh nhẹ bay xaTa trở về lặng lẽMột mình ngắm mây qua.
Tại vì chúng ta có rất nhiều ước mơ. Tất nhiên là có những ước mơ rất là chính đáng và những ước mơ đó cần phải nỗ lực để thực hiện. Nhưng dù là ước mơ gì thì cũng phải là hiện thực không phải là mộng tưởng, không phải là ảo mộng, không phải là huyễn hoặc.
Nếu mà cứ nghĩ rằng chân lý ở đâu đó để mình phải đi tìm, thì đó chính là vọng tượng. Bởi vì chính cuộc đời này là chân lý chứ không phải là chân lý ở đâu khác. Cuộc đời là chân lý chỉ có điều là tại chúng ta không thấy ra chân lý đó thôi.
Vậy thì chúng ta phải sống thực phải trở về tròn vẹn với với chính đời sống để thấy ra sự thật ở trong đó chứ không phải là một sự thật ở đâu xa vời.
Khi một người giác ngộ thì người ta sẽ thấy tất cả chân lý đều hiện hữu mà mắt có thể thấy tai có thể nghe chúng ta có thể tiếp xúc được với chân lý bất kỳ ở đâu.
Thiền trong đời sống, chính đời sống là thiền rồi, nên không có gì để nói chỉ còn lặng lẽ để mà soi sáng để nhận ra sự thật... chúng ta chỉ cần là sống trọn vẹn với là cái cái khoảnh khắc mà chúng ta đang sống...
Mỗi khoảnh khắc (sống) trọn vẹn thì đó là Thiên đàng, đó là Cực lạc hay đó chính là Niết bàn.
Chúng ta không không hạnh phúc được trong đời sống bởi vì chúng ta có một thái độ từ chối cái này và nắm bắt cái kia. Thí dụ như trong một cơn đau thì thường chúng ta muốn từ chối cơn đau và muốn làm sao để mình lành mệnh, không ai nghĩ rằng là nếu như mình trọn vẹn với cơn đau đó thì đó vẫn là hạnh phúc.
Đức Phật lại nói là dù là mình đang ở trong hoàn cảnh nào dù đang làm gì thì mình chỉ cần là trọn vẹn với khoảnh khắc đó, cái trọn vẹn đó Đức Phật gọi là Tinh tấn - Chánh niệm – Tỉnh giác. Tinh tấn - Chánh niệm - Tịnh giác nhiều người vẫn hiểu sai, nghĩ rằng cố gắng Tinh tấn – Chánh niệm – Tỉnh giác để đạt được cái điều gì đó.
Tinh tấn có nghĩa là không có vòng động nữa. Ví dụ như mình đang ngồi đây và mình chỉ còn là ngồi đây thôi chứ không có vọng động gì cả thì như vậy gọi là tinh tấn
Chánh niệm là khi mà mình không có vọng động, tâm không có chạy đi đâu cả thì lúc đó tâm đang trọn vẹn với thực tại, đang trọn vẹn với cái khoảnh khắc mà mình đang sống, có thể khoảnh khắc đó là một cơn đau mà chúng ta tròn vẹn với khoảnh khắc đó đó gọi là gọi là chánh niệm
Khi mà trọn vẹn với khoảnh khắc, chấp nhận thực tại (dù thực tại có thể cái cơn đau) một cách hoàn toàn trong sáng thì gọi là Tỉnh giác.
Như vậy thì Tinh tấn - Chánh niệm - Tỉnh giác có nghĩa là mình hoàn toàn buông xuống để sống tròn vẹn với thực tại.
Chân lý không phải ở chỗ nào, mà chân lý ở trong tất cả những cái mà chúng ta đang sống, chỉ cần chúng ta trọn vẹn thấu rõ nó trong đầu. Phật có nghĩa là gì? từ Phật có nghĩa là biết. Phật là Budha, budha là động từ có nghĩa là rõ biết, người Hoa dịch ra là thành chữ Giác, Toàn giác tức là rõ biết hết.
Đọc cho hết sách trên cuộc đời này cũng không bằng đọc cuốn sách của chính mình. Mà đọc cuốn sách của chính mình thì phải đọc hết từng chữ, từng câu, từng chương. Đọc tới chữ khổ là mình muốn loại đi, đọc tới chữ chữ vui là muốn giữ lại thành ra mình không thể nào hiểu được cuốn sách (của chính mình). Nếu mình đọc tới chữ khổ thì mình phải thấy tận cùng cái khổ đó, mình đọc tới chữ vui thì mình thấy tận cùng cái vui đó. Mình phải trọn vẹn với những khi thăng, khi trầm, khi được, khi mất, khi hơn, khi thua, khi vui, khi khổ, khi vinh, khi nhục đủ thứ ... mình phải đọc trọn vẹn nó, không đọc trọn vẹn, cứ muốn bỏ cái này, giữ lại cái kia thì mình không thể nào hiểu được cuốn sách của chính mình.
Hòa thượng Giới Đức
