
Điện thờ Thánh Mẫu tại Phủ Tây Hồ (ảnh sưu tầm)
Ngày 20.12.2024, face của tài khoản Thai Du Truong có đăng một nhận xét về "Đồng cốt": "Chủ nghĩa dân tộc cạn nghĩ ở Việt Nam đã cố gắng cắt đạo Mẫu khỏi bối cảnh phù thủy phổ quát của đại đồng nhân loại và khu vực Á Đông, ngạo nghễ nhấn mạnh sự độc đáo riêng biệt và nguồn gốc “thuần Việt” của đạo Mẫu. Điều này chỉ thuyết phục được các con nhang chưa thoát khỏi thói tật mê tín."
Tôi không đồng ý với nhận xét trên. Các tôn giáo, tín ngưỡng luôn có sự kế thừa, giao thoa, vay mượn. Như nền tảng Luân hồi, Nhân quả gọi chung là Nghiệp là của Ấn giáo, Phật giáo kế thừa. Kito giáo lấy kinh cựu ước của Do Thái giáo. Những thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu là kế thừa các tín ngưỡng của đạo giáo, của các thuật phép hồn, chú... Vấn đề là tin ngưỡng Thờ Mẫu đã xác lập được ra các vị "mẫu thần" riêng, đã xác lập được các ghi thức thực hành riêng, có bề dày vài trăm năm - hoàn toàn xác lập là một tín ngưỡng mới. Giống như các tôn giáo kế thừa, vay mượn của nhau vậy.

Hầu Đồng (ảnh sưu tầm)
Tín ngưỡng thờ Mẫu là gì (sưu tầm)?:
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam hay thường gọi là Đạo Mẫu (道母), thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa lâu đời, lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người.
Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến.
Ngoài ra còn có Thánh Bản mệnh là vị thần đứng đầu dẫn dắt người tu đạo đi đến với Mẹ (Mẫu) - Đấng Tối cao trong Đạo Mẫu Việt Nam – Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.
Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ Nữ thần, Thánh Mẫu, Thánh Cô, Mẫu tam phủ, tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất, mà có sự khác biệt về quyền năng, địa vị, phân cấp thứ bậc riêng.
Vào hồi 17h15 giờ địa phương (21h15 giờ Việt Nam) ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại 21 tỉnh đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lưu ý là: UNESCO không công nhận, vinh danh bất cứ tôn giáo, tín ngưỡng nào trên thế giới. UNESCO chỉ bảo vệ di sản văn hóa "thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu..." - phải hiểu rõ đó là nghệ thuật trình diễn, tập quán xã hội, nghi lễ chứ không phải công nhận về tư tưởng.