Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của Thủ đô Hà Nội. Hiện nay, di tích này bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục bậc cao nhất trong cả nước.
Văn Miếu được xây dựng từ năm Thần Vũ thứ hai triều vua Lý Thánh Tông (1070). Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử…, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học". Như vậy ngay từ ngày đầu xây dựng, Văn Miếu Hà Nội đã có thêm chức năng một nhà Quốc học, khác với các văn miếu của các nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên, chỉ là nơi thờ vị tổ đạo Nho. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu. Nhà Quốc học chính thức của lịch sử giáo dục Việt Nam ra đời từ đó.
Sang triều nhà Nguyễn (1802-1945), Quốc Tử Giám lập tại Huế. Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long được sửa sang chỉ còn là Văn Miếu của một trấn - Văn Miếu Trấn Bắc thành (sau gọi là Văn Miếu Hà Nội). Toàn bộ các công trình bề nổi hiện nay là kiến trúc thời Nguyễn. Riêng tường xây bao quanh được xây bằng gạch vồ, loại vật liệu được dùng phổ biến thời Lê, bên trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước, nơi các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đến tìm hiểu về nho giáo, về truyền thống hiếu học, về kiến trúc, điêu khắc…, đồng thời cũng là địa điểm tổ chức nhiều các sinh hoạt văn hóa – giáo dục lớn như: Lễ khen tặng, trao học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc, lễ vinh danh những người có nhiều thành tích trong nghiên cứu, lao động, tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng v.v...
Tế tửu và Tư nghiệp: Trong thời kỳ đầu, Tư nghiệp là chức quan đứng đầu Văn miếu – Quốc Tử Giám. Sau này gồm hai chức là: Tế tửu – tương đương với chức hiệu trưởng, và Tư nghiệp – tương đương với chức hiệu phó, các vị quan này chịu trách nhiệm mọi hoạt động như Tế lễ, quản lý, đào tạo… tại trung tâm thờ cúng đạo nho và giáo dục cấp quốc gia này.
Bia ghi danh tiến sĩ (bia tiến sĩ): Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi. Tất nhiên không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, không phải bia đã dựng thì vĩnh tồn, không hư hỏng, không mất mát. Từng thời có những đợt dựng, dựng lại lớn, như năm Thịnh Đức thứ nhất (1653), năm Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717). Các người soạn, sửa, viết triện, khắc bài ký đều do vua ra sắc chỉ định, qua đó cho thấy, đây là việc quan trọng, được thực hiện một cách cẩn trọng, tỷ mỷ, nghiêm túc. Tính từ năm 1442 đến kỳ thi cuối cùng của nhà Lê (1779) nếu tính cho đủ phải tới 124 khoa thi Đình, nếu chỉ kể các khoa thi Tiến sĩ, không kể các khoa thi Đông Các và Chế khoa thì có tổng cộng 117 khoa. Trải qua bao cơn binh lửa, hiện nay tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám chỉ có 82 tấm bia đề tên tiến sĩ, nếu cộng cả một con rùa đế bia, không thân bia thì tổng cộng là 83 bia.
Nội dung bài ký trên văn bia: Các bài ký đều đề tên người soạn văn bia, người sửa và bài văn bia thường được kết cấu theo khuôn mẫu: phần mở đầu là ca ngợi công đức của các triều vua trị vì, ca ngợi đạo Nho và bậc thánh nhân quân tử; phần tiếp theo nói về việc mở khoa thi và liệt kê họ, tên, quê quán những người thi đỗ đại khoa; phần cuối là những lời bình về ý nghĩa của việc dựng bia, vai trò trách nhiệm và nghĩa vụ của những người thi đỗ trước giang sơn đất nước. Văn bia đề danh Tiến sĩ ở Văn miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội thực sự là những tài liệu hết sức có giá trị khi nghiên cứu truyền thống giáo dục, chế độ khoa cử, văn phong và nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ - Lê Trung hưng.
* * *
Tư liệu về các vị khoa bảng họ Nhữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội
Hiện nay, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội, có 09 tấm bia đề danh tiến sĩ có nội dung đề cập đến các vị khoa bảng họ Nhữ như: Các vị đỗ tiến sĩ, là người soạn hoặc sửa các bài ký, là giám thí v.v… và các tư liệu khác, ghi nhận các vị họ Nhữ đã có các đóng góp với vai trò là những vị quan đứng đầu trung tâm giáo dục cấp quốc gia này.
Bia số 03: Bia đề tên tiến sĩ khoa Quý Mùi, niên hiệu Quang Thuận năm thứ 4 (1463) đời vua Lê Thánh Tông do Hiển cung đại phu, Hàn lâm viện Thị giảng, Đông các Hiệu thư Đào Cử soạn. Cẩn sự lang, Trung thư giám chính tự Nguyễn Tủng viết. Mậu lâm lang Kim Quang môn đãi chiếu Tô Ngại viết triện. Bia lập ngày 15 tháng 8, niên hiệu Hồng Đức, năm thứ 15 (1484). Nhữ Văn Lan đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân và được ghi danh trên tấm bia này.
Nhữ Văn Lan sinh ngày 5 tháng 8 năm Quý Hợi (1443), mất ngày 19 tháng 10 năm Quý Mùi (1523), quê quán xã An Tử Hạ, Tổng Hán Nam, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, Trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng). Là vị khoa bảng đầu tiến của huyện Tiên Minh (Tiên Lãng), Ông tổ khai khoa họ Nhữ Việt Nam. Làm quan đến Thượng Thư Bộ hộ, khi mất được phong Phúc Thần, Ông còn là ông ngoại của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585).
Bia số 3 - Bia đề tên Tiến sĩ khoa thi Quý Mùi (1463). Ảnh tư liệu Viện NC Hán Nôm
Bia số 42: Bia đề tên Tiến sĩ khoa Giáp Thìn, niên hiệu Cảnh Trị năm thứ 2 (1664) đời vua Lê Huyền Tông do Cẩn sự tá lang, Hàn lâm viện hiệu thảo Nguyễn Nham soạn. Tá lý công thần Đặc Tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Tham tụng Lại bộ Thợng thư, kiêm Đông các đại học sĩ, Thiếu phó, Liêm quận công, Nguyên Quý Đức sửa. Bia lập ngày mồng 2 tháng 3, niên hiệu Vinh Thịnh năm thứ 13 (1717). Nhữ Tiến Dụng đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân và được ghi danh trên tấm bia này.
Nhữ Tiến Dụng sinh giờ Tuất, ngày 22 tháng 9 năm Quý Hợi (1623), mất ngày 20 tháng 6 năm Kỷ Tỵ (1689). Tự Lột Tẩu, hiệu Giới Hiên, húy Lộng, tên tục là Duy Thu, tên đi thi là Tiến Dụng. Quê quán tại xã Lôi Dương, huyện Đường An (nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang). Cha mẹ mất sớm, Ông được ông bà ngoại đưa về nuôi, do hào trưởng trong thôn (Lôi Dưong) bức bách, khi đi thi, Ông đăng ký quê quán tại bên ngoại - xã Hoạch Trạch, huyện Đường An. Ông là cháu bảy đời của Tiến sĩ Nhữ Văn Lan. Năm 19 tuổi, thi Hương, trúng tứ trường, đỗ Hướng cống. Năm Giáp Thìn, Cảnh Trị thứ 2 (1664), khi đó đã 42 tuổi, ông mới thi đậu Đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân. Ông làm quan đến chức Kinh Bắc đạo, Giám sát ngự sử, Lễ khoa đô cấp sự trung, phong tặng Hoằng tín đại phu, Thái thượng tự khanh, tái gia tặng Công bộ tả thị lang, đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, Ngự sử đài, Liên Khê bá, Công Bộ Thượng thư, tước Liên Khê hầu. Con, cháu, chắt của Ông có bốn người đỗ đại khoa. Ông là người họ Nhữ đầu tiên về định cư tại làng Hoạch Trạch (Vạc), xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Nhữ Tiến Dụng sinh giờ Tuất, ngày 22 tháng 9 năm Quý Hợi (1623), mất ngày 20 tháng 6 năm Kỷ Tỵ (1689). Tự Lột Tẩu, hiệu Giới Hiên, húy Lộng, tên tục là Duy Thu, tên đi thi là Tiến Dụng. Quê quán tại xã Lôi Dương, huyện Đường An (nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang). Cha mẹ mất sớm, Ông được ông bà ngoại đưa về nuôi, do hào trưởng trong thôn (Lôi Dưong) bức bách, khi đi thi, Ông đăng ký quê quán tại bên ngoại - xã Hoạch Trạch, huyện Đường An. Ông là cháu bảy đời của Tiến sĩ Nhữ Văn Lan. Năm 19 tuổi, thi Hương, trúng tứ trường, đỗ Hướng cống. Năm Giáp Thìn, Cảnh Trị thứ 2 (1664), khi đó đã 42 tuổi, ông mới thi đậu Đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân. Ông làm quan đến chức Kinh Bắc đạo, Giám sát ngự sử, Lễ khoa đô cấp sự trung, phong tặng Hoằng tín đại phu, Thái thượng tự khanh, tái gia tặng Công bộ tả thị lang, đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, Ngự sử đài, Liên Khê bá, Công Bộ Thượng thư, tước Liên Khê hầu. Con, cháu, chắt của Ông có bốn người đỗ đại khoa. Ông là người họ Nhữ đầu tiên về định cư tại làng Hoạch Trạch (Vạc), xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Một phần Bia số 42 - Bia đề tên Tiến sĩ khoa thi Giáp Thìn (1664) . Ảnh tư liệu Viên NC Hán Nôm
Bia số 48: Bia đề tên Tiến sĩ khoa Canh Thân, niên hiệu Vĩnh Trị năm thứ 5 (1680) triều vua Lê Hy Tông, do Nguyễn Nham, Cẩn sự tá lang, Hàn lâm viện hiệu thảo soạn. Nguyễn Quý Đức, Tá lý công thần, Đặc tiến Kim tử vinh Lộc đại phu, Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, kiêm Đông các đại học sĩ, Thiếu phó, Liêm quận công sửa. Bia lập ngày mồng 2 tháng 3 niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 13 (1717). Nhữ Tiến Hiền đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân và được ghi danh trên tấm bia này.
Nhữ Tiến Hiền sinh ngày 4 tháng 2 năm Kỷ Hợi (1659), mất ngày 26 tháng 5 năm Bính Thân (1716), quê quán thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Tên đi thi là Tiến Hiền, sau Chúa yêu quý đổi sang Đình Hiền. Ông là con trai Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng, làm quan đến Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, Nhập nội thị Tham tụng, Hình Bộ Thượng Thư, tước Hầu, sau được truy phong Lại Bộ Thượng Thư, tước Thọ Quận Công. Năm 1697 đi sứ Trung Quốc, Ông cùng vợ là Lý Thị Hiệu đã mang nghề làm lược tre về truyền cho dân làng và được suy tôn là Ông Tổ nghề lược tre Việt Nam. Nhữ Đình Hiền giỏi chính sự, xử án, làm quan công minh nổi tiếng, được người đương thời ca ngợi là: “Văn chương Lê Anh Tuấn / Chính sự Nhữ Đình Hiền”. Ông được Vua ban tặng danh hiệu:“Quốc Trung Thần, Gia hiến tử” nghĩa là “Làm quan trung với nước, làm con hiếu với cha mẹ”.
Bia số 58: Bia đề tên Tiến sĩ khoa Canh Dần, niên hiệu Vĩnh Thịnh, năm thứ 6 (1710), triều vua Lê Dụ Tông do Cẩn sự lang, Hàn lâm viện Hiệu thảo Nguyễn Nham soạn. Tá lý công thần, Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, kiêm Đông các đại học sĩ, Thiếu phó, Liêm quận công, bề tôi là Nguyễn Quý Đức sửa. Bia lập ngày mồng 2 tháng 3 niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 13 (1717).
Trong phần đầu, bài ký viết: “Mùa xuân năm Canh Dần, niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 6, xuống chiếu cho mở khoa thi Hội lớn, thi kẻ sĩ bốn phương, người coi thi tâu lên những sĩ tử trúng cách có bọn Nguyễn Đồng Lâm 21 người được vào thi Đình. Chiếu sai: Thiếu uý, Cơ quận công, Trịnh Lãng làm Đề điệu; Tham tụng, Hình bộ Thượng thư, Khánh sơn bá, Nguyễn Thế Phiên, làm Tri cống cử; Bồi tụng, Binh bộ Tả thị lang, thự Trung thư giám, Hải khánh tử Nguyễn Công Đổng và Bồi tụng, Hình bộ Tả thị lang, Thọ nhạc tử Nhữ Đình Hiền cùng làm Giám thí, cắt đặt trông coi mọi việc”. Như vậy Tiến sĩ Nhữ Đình Hiền được giao làm giám thí kỳ thi Đình khoa thi này, theo chế độ thời Lê, Giám thí là Phó Chủ khảo.
Bia số 66: Bia đề tên Tiến sĩ khoa Quý Sửu niên hiệu Long Đức năm thứ 2 (1733), triều vua Lê Thuần Tông, do Trung trinh đại phu, Hàn lâm viện Thừa chỉ, bề tôi là Nguyễn Quán Giai soạn. Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, Tham tụng, Binh bộ Thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ, Tri Hàn lâm viện sự, Thiếu bảo Thuật quận công bề tôi là Phạm Khiêm Ích sửa. Bia lập ngày 19 tháng 12 niên hiệu Long Đức năm thứ 3 (1734). Nhữ Trong Thai đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (bảng nhãn) và được ghi danh trên tấm bia này.
Nhữ Trọng Thai (1696-?) quê quán tại thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là cháu nội Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng, cháu gọi Tiến sĩ Nhữ Đình Hiền là chú ruột. Đỗ Đình nguyên, Bảng nhãn khoa thi Quý Sửu và là người duy nhất đỗ Tam Khôi (không có Trạng Nguyên, Thám Hoa). Làm quan đến Hiến sát xứ. Theo gia phả, Ông có thời gian làm quan Tư Nghiệp Quốc Tử Giám.
Bia số 67: Bia đề tên Tiến sĩ khoa Bính Thìn, Niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736) đời vua Lê Ý Tông do Tiến sỹ khoa Ất Mùi, Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, Bồi tụng Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các Hiệu thư, Kiều quận công, Nguyễn Đình Thái soạn. Bia lập vào tháng 3, niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 4 (1738). Nhữ Đình Toản đỗ Hội Nguyên, Đệ Tam Giáp đồng tiến sĩ xuất thân và được ghi danh trên tấm bia này.
Nhữ Đình Toản sinh giờ Hợi, ngày 6 tháng 4 năm Quý Mùi (1703), mất ngày 16 tháng 2 năm Quý Tỵ (1773). Quê quán thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Tên huý là Ban, tự là Thượng Chân, hiệu là Thượng Phác, tên lúc đi thi là Đình Toản, sau chúa Trịnh yêu quý đổi sang Công Toản, biệt hiệu là Hoạch Đình Cư sĩ. Ông là con trai Tiến sĩ Nhữ Đình Hiền, cháu nội Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng, em con chú con bác ruột Bảng nhãn Nhữ Trọng Thai. Ông là người có công dụ dư đảng cuối cùng - cuộc nổi dậy của nông dân do Nguyễn Tuyển cầm đầu ra hàng. Nhà bác học Phan Huy Chú viết: “Năm 1751, hiệu chính quyển “Bách ty Chức chưởng”, Ông (N.Đ.Toản) tham khảo điển lệ các triều trước (xếp đặt các quan chức phẩm trật thành từng loại, gọi là “Tấn thân thực lục”), đem 9 dạy bảo cho trướng phủ, thời bấy giờ khen là điển chương tốt. Ông có công xin với chúa, xuống chỉ dụ khôi phục lại thể văn thời Hồng Đức, thi Hương, Thi Hội đều dùng lối văn bình dị, bỏ lối viết vụn vặt, Từ đấy lối văn thi cử mới thay đổi hết, những người học thức ai cũng khen”. Là người giỏi thơ phú, trong tuyển tập văn thơ Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội (NXB Hà Nội 2010) đã đăng 05 bài thơ phú của Ông. Sau nhiều năm làm giữ chức Tham Tụng (tể tướng), Thượng Thư bên quan văn, vì muốn xa lánh nơi quyền thế, Ông xin đổi sang chức võ, tạm giữ chức Hữu Hiệu điểm, sau thăng mãi đến Tả Đô Đốc, tước Trung phái Hầu, khi về nghỉ dưỡng nhàn được cho dự vào hàng Quốc lão.
Vị Tế tửu Nhữ Đình Toản: Ông có thời gian được giao kiêm nhiệm chức Tế Tửu tại Văn Miếu -Quốc Tử Giám. Trong thời gian làm quan văn, Ông có soạn và nhuận (sửa) nhiều bài ký đề tên tiến sĩ tại văn bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội (phần dưới).
Ảnh chụp bảng danh sách các vị Tế Tửu, Tư Nghiệp Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. Ảnh: Đình Văn
Bia số 72: Bia đề tên Tiến sĩ khoa Nhâm Thân, Niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 13 (1752) đời vua Lê Hiển Tông. Bài ký trên bia ghi “Bia lập vào tiết trọng xuân niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 14 (1753) triều Hoàng Lê. Tiến sĩ khoa Bính Thìn, Nhập thị Bồi tụng, Hình Bộ Tả Thị lang, Tri Hàn lâm viện sự, Bá Trạch hầu bề tôi là Nhũ Đình Toản vâng sắc soạn. Tham tụng Thiếu phó Ngũ Lão, Hộ Bộ Thượng thư kiêm Đông các Hiệu Thư, Kiều quận công, bề tôi là Nguyễn Công Thái vâng sắc sửa”. Như vậy, Tiến sĩNhữ Đình Toản lúc này đang giữ chức quan Bồi Tụng (chức phó cho quan Tham Tụng - Tể Tướng trong Phủ Chúa), Hình Bộ Tả thị lang (Thứ trưởng thường trực Bộ Hình) bên cung vua, Tri Hàn Lâm Viện sự, tước Hầu là người soạn bài ký đề tên tiến sĩ khoa thi này.
Bia số 74: Bia đề tên Tiến sĩ khoa Đinh Sửu, Niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 18 (1757) đời vua Lê Hiển Tông. Bài ký trên bia ghi: “Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu Nhập nội thị Bồi tụng, Ngự sử đài Phó đô ngự sử, hành Binh bộ Tả thị lang, Tri Hàn lâm viện sự. Bá trạch hầu bề tôi Nhữ Đình Toản vâng sắc soạn. Bia lập ngày 19 tháng chạp niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 18 (1757) Hoàng Lê”. Khi được giao soạn bài ký đề tên tiến sĩ khoa thi này, Nhữ Đình Toản đang giữ chức quan Bồi Tụng, hành Binh Bộ Tả thị lang…
Bia số 79: Bia đề tên Tiến sĩ khoa Đinh Sửu, Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 (1772), Triều vua Lê Hiển Tông. Bài ký trên bia ghi:
“Bia dựng ngày 24 tháng 12 niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 (1772) Hoàng Lê.
Thiếu tuấn, đồng Tiến sĩ khoa Đinh Sửu (1757), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Đông các Đại học sĩ Nhập thị Thiêm sai Tri Thị nội thư tả Hộ phiên Thự thiêm Đô Ngự sử kiêm Quốc tử giám Tư nghiệp Tứ Xuyên bá Phan Trọng Phiên15 vâng sắc soạn.
Hội nguyên, đồng Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1736), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Nhập thị nội Tham tụng, Binh bộ Thượng thư, cải thụ Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc, Quyền Phủ sự đồng dự chính vụ, trí sĩ, Trung Phái hầu Nhữ Công Toản vâng sắc nhuận (sửa)…”
“Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân…
Nhữ Công Chấn 汝公瑱 người xã Hoạch Trạch huyện Đường An, Tự thừa, đỗ năm 22 tuổi, Thiếu tuấn, nhiều đời đăng khoa.”
Như vậy, Tiến sĩ Nhữ Công Toản (tức Nhữ Đình Toản) từng giữ các chức quan như: Tham Tụng (tể tướng), Binh Bộ Thượng thư, cải thụ quan võ giữ chức Tả Đô đốc, Quyền Phủ sự đồng dự chính vụ… là người nhuận (sửa) bài ký khoa thi này.
Nhữ Công Chấn (1751-1805) quê thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, là con trai thứ 4 của Tiến sĩ Nhữ Công Toản đỗ Thiếu tuấn (trẻ nhất), Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, tức Hoàng Giáp khoa thi này. Nhữ Công Chấn làm quan đến Hữu Thị Lang Bộ Lễ, Lại Phiên, sau có tham gia triều chính Tây Sơn. Ông để lại nhiều thơ văn, được đăng nhiều trong các tuyển tập gần đây như cuốn “Tuyển tập văn chương văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội” (NXB Hà nội – 2010) v.v…
“Bia dựng ngày 24 tháng 12 niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 (1772) Hoàng Lê.
Thiếu tuấn, đồng Tiến sĩ khoa Đinh Sửu (1757), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Đông các Đại học sĩ Nhập thị Thiêm sai Tri Thị nội thư tả Hộ phiên Thự thiêm Đô Ngự sử kiêm Quốc tử giám Tư nghiệp Tứ Xuyên bá Phan Trọng Phiên15 vâng sắc soạn.
Hội nguyên, đồng Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1736), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu Nhập thị nội Tham tụng, Binh bộ Thượng thư, cải thụ Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc, Quyền Phủ sự đồng dự chính vụ, trí sĩ, Trung Phái hầu Nhữ Công Toản vâng sắc nhuận (sửa)…”
“Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân…
Nhữ Công Chấn 汝公瑱 người xã Hoạch Trạch huyện Đường An, Tự thừa, đỗ năm 22 tuổi, Thiếu tuấn, nhiều đời đăng khoa.”
Như vậy, Tiến sĩ Nhữ Công Toản (tức Nhữ Đình Toản) từng giữ các chức quan như: Tham Tụng (tể tướng), Binh Bộ Thượng thư, cải thụ quan võ giữ chức Tả Đô đốc, Quyền Phủ sự đồng dự chính vụ… là người nhuận (sửa) bài ký khoa thi này.
Nhữ Công Chấn (1751-1805) quê thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, là con trai thứ 4 của Tiến sĩ Nhữ Công Toản đỗ Thiếu tuấn (trẻ nhất), Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, tức Hoàng Giáp khoa thi này. Nhữ Công Chấn làm quan đến Hữu Thị Lang Bộ Lễ, Lại Phiên, sau có tham gia triều chính Tây Sơn. Ông để lại nhiều thơ văn, được đăng nhiều trong các tuyển tập gần đây như cuốn “Tuyển tập văn chương văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội” (NXB Hà nội – 2010) v.v…
Trong lịch sử các kỳ thi nho giáo Việt Nam, qua các triều đại phong kiến Lý, Trần, Hồ, Lê, Mạc, Nguyễn họ Nhữ còn hai người nữa đỗ tiến sỹ, đó là:
Nhữ Mậu Tổ: Quê quán Mộ Trạch, X.Tân Hồng, H.Bình Giang, T.Hải Dương (Mộ Trạch - Đường An) đỗ tiến sỹ năm 1526 triều Lê.
Nhữ Công Tung (Nhữ Tông): Quê quán Nhữ thị, X.Thái Hoà, H.Bình Giang, T.Hải Dương (Nhữ Xá - Đường An) đỗ tiến sỹ năm 1556 triều Mạc.
Tuy nhiên 02 khoa thi này không có (hoặc không còn) bia ghi tên tiến sỹ tại Văn Miếu Hà Nội.
Các tư liệu văn khắc còn được lưu giữ, bảo quản về các Cụ Tổ họ Nhữ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội là hết sức quý giá, góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về dòng tộc và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc tới các thế hệ trẻ họ Nhữ ngày nay.
Nhữ Đình Văn
Tài liệu tham khảo:
1. Văn bia Văn Miếu -Quốc Tử Giám Hà Nội - tác giả Vũ Văn Ninh,
2. Bản dịch văn bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội - website Viện Nghiên cứu Hán - Nôm
3. Tuyển tập văn thơ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội - NXB Hà Nội 2010
4. Hoạch Trạch Nhữ Tộc phả - tác giả Nhữ Thượng Chân (tức Nhữ Đình Toản), Thư viện Viện Hán Nôm
1. Văn bia Văn Miếu -Quốc Tử Giám Hà Nội - tác giả Vũ Văn Ninh,
2. Bản dịch văn bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội - website Viện Nghiên cứu Hán - Nôm
3. Tuyển tập văn thơ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội - NXB Hà Nội 2010
4. Hoạch Trạch Nhữ Tộc phả - tác giả Nhữ Thượng Chân (tức Nhữ Đình Toản), Thư viện Viện Hán Nôm
Hay quá!
Trả lờiXóa