Bia Văn chỉ huyện Đường An (huyện Bình Giang - Hải Dương)
Tại vị trí đền Thánh và Chùa làng Hoạch Trạch tức làng Vạc thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang còn nhiều bia đá. Trong số ấy có bia văn chỉ huyện Đường An (huyện Đường An nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).
Trước đây bia đá đặt tại Văn chỉ huyện Đường An, cách vị trí bia hiện nay khoảng 150m về phía tây nam. Di tích này đã bị hư hỏng, bia đá được chuyển về đặt tại vị trí như hiện nay.
Bia cao hơn đầu người đặt trên bệ đá, 2 mặt khắc chữ Hán. Một mặt đề: “Đường An văn chỉ bia” nói mục đích dựng bia để tôn sùng đạo Khổng chấn hưng văn hiến và ghi tên những người đã góp công của vào việc xây dựng bia văn chỉ. Một mặt đề: “Lịch dai tiên hiền bi” khắc tên các vị hiền tài của các làng trong huyện từ trước đến nay.
Ngày xưa ta học chữ Hán, theo đạo Khổng Tử, nên ở kinh đô, tỉnh xây văn miếu, ở huyện xã xây văn chỉ để thờ đức Khổng Tử và các học trò của ông. Hằng năm cứ đến mùa xuân, mùa thu, những người có học vị ở từng cấp lại tụ họp làm lễ đức Khổng Tử. Văn tế mời các vị có học vị, có công lao với dân, với nước đã qua đời gọi là các bậc tiên hiền về cùng hưởng.
Tiên hiền bao gồm những người đỗ học vị tiến sĩ và những người không đỗ tiến sĩ nhưng làm quan có nhiều công trạng, được phong chức tước cao hay mở trường dạy học, hay nuôi nấng con cháu nhiều người đỗ tiến sĩ. Ngày xưa học trò thi hương đỗ cử nhân mới được vào thi hội. Đỗ thi Hội mới vào thi Đình. Thi Đình để phân những người đỗ thi hội làm 3 loại: Đệ nhất giáp tiến sĩ được học vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa; Đệ nhị giáp tiến sĩ được học vị hoàng giáp; Đệ tam giáp tiến sĩ được học vị đồng tiến sĩ.
Bia văn chỉ huyện Đường An dựng năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), triều Nguyễn. Bài văn bia do cụ Vũ Như Phiên đỗ tiến sĩ khoa Bính Tuất (1826) soạn. Cụ Vũ Như Phiên làm Bắc Ninh học chính, quê quán tại làng Lương Đường (Lương Ngọc) nay thuộc xã Thúc Kháng huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Bia có khắc ghi danh 108 vị tiên hiền của huyện Bình Giang (100 người đỗ tiến sĩ, 2 người đỗ Tam Giáo, 6 người không có học vị nhưng có nhiều công lao trong giáo dục…), trong số đó có 7 cụ là người họ Nhữ đỗ đại khoa (tiến sĩ) trong các kỳ thi nho học. Đó là:
Tiến sĩ Nhữ Mậu Tổ, đỗ năm 1526, quê thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, làm quan Thượng thư triều Lê.
Tiến sĩ Nhữ Công Tung, đỗ năm 1556, quê thôn Nhữ Thị, xã Thái Hòa, làm quan Thượng thư cả hai triều Mạc, Lê.
Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng, đỗ năm 1664, quê thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học. Làm quan chức Lễ khoa đô cấp sự trung. Sau được truy phong Thượng thư Bộ Công.
Tiến sĩ Nhữ Tiến Hiền (Đình Hiền), đỗ năm 1680, quê thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học. Làm quan triều Lê Thượng thư Bộ Hình, Bồi Tụng (Phó Tể tướng), nổi tiếng xử kiện. Ông là Tổ làng nghề lược tre.
Bảng nhãn Nhữ Trọng Thai, đỗ năm 1733, quê thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học. Làm quan triều Lê chức Hiến Sát sứ.
Tiến sĩ Nhữ Đình Toản, đỗ năm 1736, quê thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học. Làm quan triều Lê đến chức Thượng thư Bộ Binh, Tả Đô Đốc, Tham Tụng (Tể tướng), Quyền Phủ sự.
Hoàng giáp Nhữ Công Tung, đỗ năm 1772, quê thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học. Làm quan triều Lê chức Hữu Thị lang Bộ Lễ, Lại Phiên.
Các làng (xã) có người đỗ đạt cao gồm: Mộ Trạch: 36 tiến sĩ, Ngọc Cục: 8 tiến sĩ, Lương Đương: 8 tiến sĩ, Hoạch Trạch: 7 tiến sĩ v.v… Hoạch Trạch tuy số người đỗ đứng thứ 4 nhưng do các vị đỗ đều làm quan to, nổi tiếng, là các danh thần nên được người xưa đánh giá cao, mức độ nổi tiếng chỉ xếp sau làng Mộ Trạch với câu ca “Hoạch Trạch khí tàng/Anh Hùng xuất thế”.
Trước đây bia đá đặt tại Văn chỉ huyện Đường An, cách vị trí bia hiện nay khoảng 150m về phía tây nam. Di tích này đã bị hư hỏng, bia đá được chuyển về đặt tại vị trí như hiện nay.
Bia cao hơn đầu người đặt trên bệ đá, 2 mặt khắc chữ Hán. Một mặt đề: “Đường An văn chỉ bia” nói mục đích dựng bia để tôn sùng đạo Khổng chấn hưng văn hiến và ghi tên những người đã góp công của vào việc xây dựng bia văn chỉ. Một mặt đề: “Lịch dai tiên hiền bi” khắc tên các vị hiền tài của các làng trong huyện từ trước đến nay.
Ngày xưa ta học chữ Hán, theo đạo Khổng Tử, nên ở kinh đô, tỉnh xây văn miếu, ở huyện xã xây văn chỉ để thờ đức Khổng Tử và các học trò của ông. Hằng năm cứ đến mùa xuân, mùa thu, những người có học vị ở từng cấp lại tụ họp làm lễ đức Khổng Tử. Văn tế mời các vị có học vị, có công lao với dân, với nước đã qua đời gọi là các bậc tiên hiền về cùng hưởng.
Tiên hiền bao gồm những người đỗ học vị tiến sĩ và những người không đỗ tiến sĩ nhưng làm quan có nhiều công trạng, được phong chức tước cao hay mở trường dạy học, hay nuôi nấng con cháu nhiều người đỗ tiến sĩ. Ngày xưa học trò thi hương đỗ cử nhân mới được vào thi hội. Đỗ thi Hội mới vào thi Đình. Thi Đình để phân những người đỗ thi hội làm 3 loại: Đệ nhất giáp tiến sĩ được học vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa; Đệ nhị giáp tiến sĩ được học vị hoàng giáp; Đệ tam giáp tiến sĩ được học vị đồng tiến sĩ.
Bia văn chỉ huyện Đường An dựng năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), triều Nguyễn. Bài văn bia do cụ Vũ Như Phiên đỗ tiến sĩ khoa Bính Tuất (1826) soạn. Cụ Vũ Như Phiên làm Bắc Ninh học chính, quê quán tại làng Lương Đường (Lương Ngọc) nay thuộc xã Thúc Kháng huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Bia có khắc ghi danh 108 vị tiên hiền của huyện Bình Giang (100 người đỗ tiến sĩ, 2 người đỗ Tam Giáo, 6 người không có học vị nhưng có nhiều công lao trong giáo dục…), trong số đó có 7 cụ là người họ Nhữ đỗ đại khoa (tiến sĩ) trong các kỳ thi nho học. Đó là:
Tiến sĩ Nhữ Mậu Tổ, đỗ năm 1526, quê thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, làm quan Thượng thư triều Lê.
Tiến sĩ Nhữ Công Tung, đỗ năm 1556, quê thôn Nhữ Thị, xã Thái Hòa, làm quan Thượng thư cả hai triều Mạc, Lê.
Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng, đỗ năm 1664, quê thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học. Làm quan chức Lễ khoa đô cấp sự trung. Sau được truy phong Thượng thư Bộ Công.
Tiến sĩ Nhữ Tiến Hiền (Đình Hiền), đỗ năm 1680, quê thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học. Làm quan triều Lê Thượng thư Bộ Hình, Bồi Tụng (Phó Tể tướng), nổi tiếng xử kiện. Ông là Tổ làng nghề lược tre.
Bảng nhãn Nhữ Trọng Thai, đỗ năm 1733, quê thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học. Làm quan triều Lê chức Hiến Sát sứ.
Tiến sĩ Nhữ Đình Toản, đỗ năm 1736, quê thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học. Làm quan triều Lê đến chức Thượng thư Bộ Binh, Tả Đô Đốc, Tham Tụng (Tể tướng), Quyền Phủ sự.
Hoàng giáp Nhữ Công Tung, đỗ năm 1772, quê thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học. Làm quan triều Lê chức Hữu Thị lang Bộ Lễ, Lại Phiên.
Các làng (xã) có người đỗ đạt cao gồm: Mộ Trạch: 36 tiến sĩ, Ngọc Cục: 8 tiến sĩ, Lương Đương: 8 tiến sĩ, Hoạch Trạch: 7 tiến sĩ v.v… Hoạch Trạch tuy số người đỗ đứng thứ 4 nhưng do các vị đỗ đều làm quan to, nổi tiếng, là các danh thần nên được người xưa đánh giá cao, mức độ nổi tiếng chỉ xếp sau làng Mộ Trạch với câu ca “Hoạch Trạch khí tàng/Anh Hùng xuất thế”.
Nhữ Đình Văn