Phát biểu lôm côm của TS Phật Học Thích Thanh Quyết


Ông Nghị sĩ, Tiến sĩ Phật học, Thượng tọa Thích Thanh Quyết (TTQ) mấy năm nay trở thành người “nổi tiếng” bởi nhiều phát ngôn trên nghị trường và ngoài đời rất lôm côm... Thật ngán ngẩm cho vị Tiến sĩ Phật học tu luyện tận bên Tầu về. Xin điểm qua vài câu:
(c1) “Thời nhà Lê, vua Lê còn xử oan cho Nguyễn Trãi, một công thần của mình trong vụ án Lệ Chi Viên. Nhà Phật chúng tôi, có nghìn mắt, nghìn tay nhưng vẫn có câu chuyện xử oan cho Thị Kính đến khi chết” (Nghị trường ngày 05.6.2015). 
Cho rằng Phật xử oan cho thị Kính là rất lôm côm…(xem phần bình luận phía dưới)

(c2) “Kiến nghị đảng và nhà nước Việt Nam phải xây dựng quân đội mạnh như quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên” (Nghị trường ngày 31/10/2014). / Ông học Tiến sĩ ở Tầu về nên là "fan" cứng của Triều Tiên.
(c3) “Đức Phật tổ Thích Ca và Bác Hồ đều là những vị cứu tinh của nhân loại” (phát biểu ngày 10/5/2019 tại lễ ra mắt bức tranh sơn mài Đạo pháp và dân tộc” / Khen kiểu bốc đồng, quá đà này, nếu còn sống, CT Hồ Chí Minh sẽ không hài lòng.
TÁN CHUYỆN về mấy phát biểu lôm côm của NS.TS Phật học Thích Thanh Quyết:
(c1): “thời nhà Lê, vua Lê còn xử oan cho Nguyễn Trãi…” Ông TTQ không hiểu về lịch sử, Chẳng có vua Lê nào xử oan cho Nguyễn Trãi cả. Lê Thái Tông thì mới băng (vụ án), thái tử Bang Cơ lên ngôi khi mới 2 tuổi, thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính. Việc tru di tam tộc Nguyễn Trãi do Thái hậu Nguyễn Thị Anh (quyết định).
“Nhà Phật chúng tôi, có nghìn mắt nghìn tay vẫn có chuyện xử oan cho Thị Kính…” Cách lấy ví dụ về oan sai xử án này không ổn, vì chuyện này không có thật ở Việt Nam, Truyện thơ nôm này được sáng tác nửa đầu thế kỷ 19 dựa trên một tích truyện của Triều Tiên. 
Phật không xử oan cho Thị Kính (TTQ cho rằng Phật xử oan cho Thị Kính là rất lôm côm – oan khổ luôn sẵn có trong đời sống): Thị Kính nguyên kiếp trước là đàn ông, tu được 9 kiếp và đắc đạo sắp thành Phật; nhưng Phật Thích-ca muốn thử lòng, mới bắt đầu thai xuống làm một cô gái nghèo nhà họ Mãng, chịu nhiều cảnh oan khổ để xem sao… Tư tưởng trong Quan Âm Thị Kính là tư tưởng Phật giáo. Đời là một bể khổ mà mỗi người là một con thuyền vô trạo, một cánh bèo trôi giạt ở bến mê. Đời Thị Kính là một thí dụ. Đời buồn là thế, chúng sinh muốn hết khổ thì phải tìm đến con đường tu hành.

Trích mấy câu thơ trong Truyện Quan Âm Thị Kính:
(triết lý về tu hành Phật giáo)
Nhân-sinh thành Phật dễ đâu,
Tu hành có khổ rồi sau mới thành…

(Viết về Kính Tâm qua 10 kiếp tu)
Lọ là đức-hạnh tót vời,
Đức Quan-Âm ấy truyện đời còn ghi.
Vốn xưa là đấng nam-nhi,
Dốc lòng từ thủa thiếu thì xuất gia.
Tu trong chín kiếp hầu qua,
Bụi trần dũ sạch, thói tà rửa không,
Đức Mâu Ni xuống thử lòng,
Hiện ra một ả tư dung mỹ miều…

(Tích truyện ở Cao Ly)
Cõi trần mượn cửa thác vào
Hóa sinh, sinh hóa lẽ nào cho hay
Cao Ly là nước lớn thay
Đại bang thành lớn xưa nay gọi là…

(Kính Tâm siêu thăng được làm Phật Quan-Âm)
Ai hay phép Phật nhiệm mầu,
Có khi nước Trúc ở đâu cũng gần
Giữa trời kết đóa tường-vân,
Đức Thế Tôn hiện toàn thân xuống đàn.
Ào ào dạng bóng tường loan,
Tràng-phan bảo cái giao quan âm thầm.
Truyền rằng nào Tiểu Kính Tâm,
Phi thăng làm Phật Quan Âm tức thì.
Lại thương đến đứa si nhi,
Trên tay cho đứng liền khi bấy giờ.
Kìa như Thiện Sĩ lờ đờ,
780- Cho làm chim vẹt đứng nhờ một bên,
Độ cho hai khóm thung, huyên,
Giơ tay cầm quyết, bước lên trên tòa
Siêu thăng thoát cả một nhà,
Từ nay phúc đẳng hà sa vô cùng,
Lên miền cực-lạc hội đồng,
Mọi người khi ấy đều trông rành-rành
Cho hay lành lại gặp lành,
Nam-mô-di Phật tu hành thì coi

Nhữ Đình Văn

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn