Cầu Long Biên khánh thành năm 1902, tên khai sinh là cầu Doumer - lấy theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer người đưa ra ý tưởng xây dựng cầu. Hãng Dayde & Pille (Pháp) thiết kế.
Nhiều thông tin thú vị về cây cầu Doumer, như:
- Cầu dài 1682 m, với 19 nhịp dàn thép xe chạy dưới, 17 trụ cầu kết cấu đá xây, có móng là giếng chìm hơi ép.
- Cầu có kết cấu nhịp dàn thép 75m, xen kẽ là nhịp thừa hưởng hai đầu mút thừa - chìa (27,5m x2) + dầm treo trên hai đầu mút thừa dài 51,2m, tổng nhịp dầm này dài 106,2m.
Sơ đồ nhịp: 78,7+75+106,2+75+106,2+75+106,2+75+106,2+75+106,2+75+106,2 +75+106,2+75+106,2+75+78,7 = 1682 m
- Cầu có kết cấu nhịp dàn thép 75m, xen kẽ là nhịp thừa hưởng hai đầu mút thừa - chìa (27,5m x2) + dầm treo trên hai đầu mút thừa dài 51,2m, tổng nhịp dầm này dài 106,2m.
Sơ đồ nhịp: 78,7+75+106,2+75+106,2+75+106,2+75+106,2+75+106,2+75+106,2 +75+106,2+75+106,2+75+78,7 = 1682 m
Kết cấu nhịp dàn thép dài 75m + hai đầu chìa 27,5m x 2 (mút thừa) là thiết kế hiện đại thời điểm đó (ảnh 4). Sau 85 năm, khi thiết kế cầu Chương Dương, các kỹ sư Việt Nam vẫn chỉ đủ bản lĩnh để lựa chọn kết cấu cấp sơ đẳng trong cơ học kết cấu là: đầm nhịp đơn giản kê trên hai gối - một kết cấu mà nếu cùng ngoại lực thì nội lực trong dàn lớn nhất, độ võng lớn nhất... dẫn đến tốn vật liệu thép xd.
Với 17 giếng chìm hơi ép sâu 30m được thì công trên dòng sông Hồng hung dữ cũng là một kỳ tích của kỹ sư, công nhân.
- Việc xử lý gối cầu trên đầu dàn mút thừa cho dầm treo dài 51,2m cũng là một giải pháp phức tạp với các kỹ sư
Cách đây 30 năm, trên giảng đường đại học, khi giới thiệu về các cầu lớn của VN, thầy Hoà “trống” (đánh trống trong ban nhạc sv) chưa nhắc đến cầu Chương Dương, SV hỏi, Thầy bảo: À, về kết cấu nếu so với cầu Long Biên, cầu Chương Dương còn thua ở cái hai cái đầu mút thừa... Một câu nói mà tôi tâm đắc và nhớ suốt 30 năm qua.
Nhữ Đình Văn