Cầu Long Biên (Hà Nội) và cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) – Là hai cây cầu thép, nhịp lớn có kết cấu rất tiêu biểu, mang trên mình nhiều chứng tích lịch sử, rất đáng ghi nhớ trong lịch sử ngành cầu Việt Nam.
Cầu
Long Biên khởi công ngày 12/9/1898, khánh thành năm 1902, tên khai sinh là cầu
Doumer - lấy theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, người đưa ra ý
tưởng xây dựng cầu. Tháng 7/1945, bác sĩ Trần Văn Lai - Thị trưởng Hà Nội thời
chính phủ Trần Trọng Kim đã đổi tên là cầu Long Biên. Hãng Daydé & Pillé
(Pháp) trúng thầu thiết kế và thi công.
Cầu
dài 1682 m, gồm 19 nhịp dàn thép xe chạy dưới, 02 mố và 18 trụ cầu kết cấu đá
xây, móng trụ cầu là giếng chìm. Cầu có một làn đường sắt khổ 1m chạy giữa, hai
làn xe cơ giới khổ 2,6m chạy hai bên và ngoài cùng là làn bộ hành.
Kết
cấu nhịp cầu là các dàn thép dài 75m, xen kẽ là nhịp thừa hưởng hai đầu mút
thừa (chìa) 27,5m x2 + dầm đeo trên hai đầu mút thừa dài 51,2 m, tổng nhịp dàn
này dài 106,2 m. Sơ đồ nhịp: 78,7+ 75+ 106,2+ 75+ 106,2+ 75+ 106,2+ 75+ 106,2+
75+ 106,2+ 75+ 106,2+ 75+ 106,2+ 75+ 106,2+ 75+ 78,7 = 1682m. Đây là kết cấu nhịp
hiện đại ở thời điểm đó.
Cầu sử dụng hết 30.000 m3 đá, 5300 tấn thép. Giá dự thầu là: 5.116.334 francs, Tổng chi phí thực tế là: 6.200.000 francs (đầu tư giai đoạn 1, chưa có hai làn xe ô tô).
Hệ gối cầu và khe co giãn tại đầu dàn mút
thừa cho dàn (dầm) treo dài 51,2m cũng là một một hạng mục khó khăn, phức tạp
mà các kỹ sư thiết kế - thi công phải thực hiện (ảnh).
Cầu Long Biên được đầu tư theo hai giai đoạn. Đưa vào khai thác năm 1902, cầu mới chỉ có đường sắt và bộ hành. Hai mươi năm sau, cầu được đầu tư giai đoạn 2: thi công lắp ráp hai làn xe ô tô khổ 2 m và hoàn chỉnh các hạng mục đường lên xuống. Cầu hoàn tất toàn bộ công việc xây dựng, chính thức khánh thành vào ngày 25/4/1924.
Ảnh khánh thành giai đoạn 2 ngày 25/4/1924: thi công hai làn ô tô và lối lên xuống
Cầu Long Biên quy mô hoành tráng, đồ sộ, dài
tuốt tắp bắc qua dòng Sông Cái chạy quanh thủ đô ngàn năm văn hiến. Thiết kế
tổng thể đẹp, hệ thanh biên trên dàn thép nhấp nhô như các đợt sóng nước. Cầu
tạo điểm nhấn kiến trúc, thu hút nhiều các họa sĩ đến ký họa và để lại nhiều
tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Cũng có một số bức tranh, bức họa đường phố
vẽ cầu Long Biên tạo cảm giác hụt hẫng đôi chút cho các nhà làm cầu, khi các
họa sĩ do vô tình đã vẽ thiếu thanh dàn đứng phía trên đỉnh trụ - một thanh dàn
“quan trọng” bậc nhất, rất đặc thù trong hệ dàn thép cầu Long Biên vì nó phải
gánh toàn bộ tải trọng nhịp (phản lực gối).
Sau
cầu Long Biên, với các hệ dàn liên tục hay mút thừa các nhà thiết kế đông tây
không còn “ưa” dùng hệ dàn có thanh đứng kiểu này nữa, thay vào đó, tại vị trí
phía trên gối cầu sẽ có hai thanh xiên chịu nén và một thanh biên trên chịu kéo
được triệt để áp dụng.
Tôi
nhớ, cách đây 30 năm, trên giảng đường Đại học xây dựng Hà Nội, khi giới thiệu
về các cầu lớn của VN, thầy Phạm Duy Hòa chưa nhắc đến cầu Chương Dương, sinh
viên hỏi, Thầy nói: À, về kết cấu nếu so với cầu Long Biên, cầu Chương Dương
còn “thua” ở hai cái đầu mút thừa... Một
so sánh khá thú vị.
Cầu Long Biên đã hơn
trăm năm gánh vách nhiệm vụ là huyết mạch giao thông. Tồn tại cùng lịch sử dân
tộc trong suốt thế kỷ 20 đầy biến động, cầu mang trên mình những giá trị văn
hóa và là chứng tích lịch sử.
Cầu chứng kiến đoàn
quân và dân Thủ Đô sau 60 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, sáng tạo “Cảm tử cho Tổ
Quốc quyết sinh”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho cơ quan đầu
não, bảo vệ cho kế hoạch tản cư… đã bí mật rút khỏi Hà Nội, “hẹn mai về lấy lại Thủ đô”:
“Nhớ một đêm nào
Đoàn quyết tử rút khỏi chân cầu
Để lại sau lưng phố phường cháy lửa
Chỉ xuống dòng sông nước đỏ
Hẹn mai về lấy lại Thủ đô!
Chúng
ta về lấy lại Thủ đô
Cầu trầm lặng nhớ bao người ngã xuống
Buổi nào Thăng-long rũ tung xiếng nặng…
Dòng sông dài như tình yêu của ta.”
(Trên cầu Long Biên – thơ Lưu Quang Vũ)
Long Biên cũng là cây cầu đã “tiễn đưa” đoàn quân viễn chinh Pháp lặng lẽ rút khỏi Hà Nội để về nước sau thất bại nặng nề tại Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải ký hiệp định Genève: đình chiến, công nhận độc lập, chủ quyền cho Việt Nam.
Chiếc cầu đi suốt đời ta…
Ta muốn nói lời chia tay
Rồi một ngày đẹp trời
Tiếng chuông vang vang khắp bến Bồ Đề”
Theo
thi sĩ Tản Đà, cầu được sơn mầu đỏ, rất ấn tượng:
“Ai xui ta nhớ Hàm Rồng
Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây…
Sơn cầu còn đỏ chưa phai?
Non xanh còn đối? sông dài còn sâu?
Còn thuyền đánh cá buông câu?
Còn xe lửa chạy trên cầu như xưa?...
Ước sao sông cứ còn sâu
Non xanh còn cứ giữ mầu xanh xanh!
Khung cầu còn cứ như tranh
Hoả xa cứ chạy, bộ hành cứ đi!”
(Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng)
Trong chiến tranh chống Mỹ, với chức năng huyết mạch giao thông, cầu Hàm Rồng khi đó là dàn thép quân dụng hai nhịp trở thành địa điểm bắt phá ác liệt của máy bay Mỹ. Cầu Hàm Rồng ghi đậm chứng tích lịch sử chống ngoại xâm của người dân Thanh Hóa
Cầu Long Biên
và Hàm Rồng là hai cây cầu thép nhịp lớn xây dựng đầu thế kỉ 20, quy mô đồ sộ,
kết cấu nhịp tiêu biểu: Dàn thép nhịp lớn có đầu chìa, hệ dầm (dàn) treo, vòm
ba khớp nhịp lớn; Các biện pháp thi công như: móng giếng chìm hơi ép, lắp ráp
nhịp dàn thép trên đà giáo, sử dụng dây thiên tuyến v.v… Mặc dù cầu do người
Pháp xây dựng, nhưng cầu có sự tham gia của đông đảo nhân công, thợ người Việt
Nam, trải qua hàng trăm năm phục vụ vận tải giao thông và chiến tranh, cầu mang
trên mình những dấu ấn văn hóa và chứng tích lịch sử của dân tộc. Hai cây cầu
mang tên loài linh vật Rồng linh thiêng theo tín ngưỡng người Việt này là những
công trình rất đáng nghi nhớ trong lịch sử ngành cầu Việt Nam.
Nhữ
Đình Văn – CIENCO1
Tài liệu tham khảo:
Mỹ học Cầu Đường - PGS.TS Đào Xuân Lâm, GS.TS Đỗ Bá Chương, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
-
Kiến
trúc các công trình xây dựng tại Hà Nội (1875-1945), Nhà xuất bản Thế giới.
Anh viết hay quá.
Trả lờiXóa