Đền Bạch Mã – số 76 phố Hàng Buồm, T.P Hà Nội - Một trong Tứ Trấn linh thiêng của Thăng Long, thờ Thần (Thánh) "Long Đỗ - Thần Quảng Lợi Bạch Mã Đại Vương". Long Đỗ là vị Thành Hoàng của Kinh thành Thăng Long. Trong đền phối thờ một số Chư vị thần linh, ban Trần Triều hiển Thánh và Ban Hậu Trạch 厚澤 – thờ các cụ Tổ họ Nhữ do đã tham gia hưng công đền trong thế kỷ 17, 18 điển hình như: Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng 汝 進 用 (1623- 1689), Hoàng giáp Nhữ Công Trấn 汝公瑱 (1751 – 1805) v.v…
Hiện nay, sau lần tu sửa lớn năm 2019-2020, Ban Hậu Trạch thờ các cụ Tổ họ Nhữ được chuyển vào tòa điện hậu, sau tòa điện chính thờ thần Long Đỗ. Ban Hậu Trạch tuy nhỏ nhưng được nhà đền chân kính đầu tư, an vị đầy đủ các linh khí như: ngai thờ, bài vị, hạc đồng, của võng… tạo không gian thờ tự linh thiêng.
Từ năm 2019 trở về trước, Ban Hậu (họ Nhữ) ở cạnh hành lang bên trái của tòa chính điện. Ban thờ có bài vị, khám thờ, hạc đồng, câu đối v.v… Câu đối chữ Hán có nội dung như sau:
“祖 考 精 神 參 享 祀”(Tổ khảo tinh thần tham hưởng tự)
Hiện nay, sau lần tu sửa lớn năm 2019-2020, Ban Hậu Trạch thờ các cụ Tổ họ Nhữ được chuyển vào tòa điện hậu, sau tòa điện chính thờ thần Long Đỗ. Ban Hậu Trạch tuy nhỏ nhưng được nhà đền chân kính đầu tư, an vị đầy đủ các linh khí như: ngai thờ, bài vị, hạc đồng, của võng… tạo không gian thờ tự linh thiêng.
Từ năm 2019 trở về trước, Ban Hậu (họ Nhữ) ở cạnh hành lang bên trái của tòa chính điện. Ban thờ có bài vị, khám thờ, hạc đồng, câu đối v.v… Câu đối chữ Hán có nội dung như sau:
“祖 考 精 神 參 享 祀”(Tổ khảo tinh thần tham hưởng tự)
“廟 庭 左 右 壽 焄 高”(Miếu đình tả hữu thọ huân cao)
Dịch nghĩa: Tài liệu tọa đàm “Giá trị di sản văn hóa đền Bạch Mã, di tích cấp quốc gia”, các học giả đã dịch nghĩa như sau:
“Ông tổ tinh thần tham dự việc hưởng thờ tự
Hai bên miếu đình mãi mãi khói hương”
Hiện nay, tại đền còn nhiều văn bia đá cổ ghi quá trình hưng công đền liên quan đến của các cụ Tổ họ Nhữ, tiêu biểu là hai bia sau:
Văn bia lập ngày tốt, tháng tốt niên hiệu Chính Hòa thứ 8 (1687) ghi lại việc năm 1686, 1687 Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng 汝 進 用 (1623- 1689), làm quan Lễ khoa Đô cấp sự trung đã “hưng công” đền: Đứng ra vận động trong triều đình, ngoài dân chúng khuyên góp tiền, hiện vật; Tổ chức chỉ đạo việc khôi phục và mở rộng đền (xem đất, chọn hướng, gieo quẻ, tổ chức quản lý kiến thiết đền…) và là tác giả soạn văn bia ghi lại đợt khôi phục, mở rộng đền đợt này.
Văn bia lập ngày 09 tháng 9 năm Cảnh Hưng thứ 35 (1774) ghi lại việc Hoàng giáp Nhữ Công Trấn 汝公瑱 (1751 – 1805) là chắt nội Ts Nhữ Tiến Dụng, năm 1774 làm quan triều Lê đến chức Lại Phiên, Lễ Bộ Tả Thị lang đã cung tiến khu đất của cha, ông để lại sát bên trái đền, rộng 16 thước, dài hơn 108 để đền Bạch Mã mở rộng, lập văn chỉ thờ tiên hiền.
Đền Bạch Mã là điểm tâm linh quan trọng của Thủ đô Hà Nội, đền mở cửa mọi ngày trong tuần (trừ thứ hai) để đón khách thập phương vào tham quan, lễ thánh. Hàng năm, mọi người họ Nhữ sinh sống, công tác tại Hà Nội và các vùng lân cận lấy ngày giỗ cụ Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng, 20 tháng 6 (âm lịch) làm ngày hội tụ dòng họ, dâng hương Thánh và các cụ Tổ họ Nhữ.
Dịch nghĩa: Tài liệu tọa đàm “Giá trị di sản văn hóa đền Bạch Mã, di tích cấp quốc gia”, các học giả đã dịch nghĩa như sau:
“Ông tổ tinh thần tham dự việc hưởng thờ tự
Hai bên miếu đình mãi mãi khói hương”
Hiện nay, tại đền còn nhiều văn bia đá cổ ghi quá trình hưng công đền liên quan đến của các cụ Tổ họ Nhữ, tiêu biểu là hai bia sau:
Văn bia lập ngày tốt, tháng tốt niên hiệu Chính Hòa thứ 8 (1687) ghi lại việc năm 1686, 1687 Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng 汝 進 用 (1623- 1689), làm quan Lễ khoa Đô cấp sự trung đã “hưng công” đền: Đứng ra vận động trong triều đình, ngoài dân chúng khuyên góp tiền, hiện vật; Tổ chức chỉ đạo việc khôi phục và mở rộng đền (xem đất, chọn hướng, gieo quẻ, tổ chức quản lý kiến thiết đền…) và là tác giả soạn văn bia ghi lại đợt khôi phục, mở rộng đền đợt này.
Văn bia lập ngày 09 tháng 9 năm Cảnh Hưng thứ 35 (1774) ghi lại việc Hoàng giáp Nhữ Công Trấn 汝公瑱 (1751 – 1805) là chắt nội Ts Nhữ Tiến Dụng, năm 1774 làm quan triều Lê đến chức Lại Phiên, Lễ Bộ Tả Thị lang đã cung tiến khu đất của cha, ông để lại sát bên trái đền, rộng 16 thước, dài hơn 108 để đền Bạch Mã mở rộng, lập văn chỉ thờ tiên hiền.
Đền Bạch Mã là điểm tâm linh quan trọng của Thủ đô Hà Nội, đền mở cửa mọi ngày trong tuần (trừ thứ hai) để đón khách thập phương vào tham quan, lễ thánh. Hàng năm, mọi người họ Nhữ sinh sống, công tác tại Hà Nội và các vùng lân cận lấy ngày giỗ cụ Tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng, 20 tháng 6 (âm lịch) làm ngày hội tụ dòng họ, dâng hương Thánh và các cụ Tổ họ Nhữ.