Vải thiều Thanh Hà: Xét về sinh học thì chính sự thoái hoá của một giống vải nào đó (lưu truyền là giống vải ở vùng Thiều châu, TQ) do trồng ở Thanh Hà, Hải Dương - Minh chứng cho sự thoái hoá là: Quả nhỏ, HẠT- nhân tố di truyền - qoắt queo, nhăn nhúm, vặn vẻo, nhỏ tí tẹo, gần như không hạt. Cùi vải dầy, ngọt là một sự vô tình trong quá trình thoái hoá do không hợp thổ nhưỡng theo sinh học của cây lại có lợi cho dinh dưỡng, khoái khẩu con người.
Với các hạt qoặt queo, nhăn nhúm bằng hạt đậu đen nếu không có con người nhân giống vô tính (chiết cành) thì chắc cây “vải tổ” rất ít cơ hội di truyền tự nhiên bằng chim, thú.
Vải thiều, Thanh Hà: theo lưu truyền do một ông họ Hoàng, quê Thanh Hà, Hải Dương làm bốc vác ở cảng Hải Phòng hồi cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã nhặt hạt vải do mấy người buôn quê Thiều Châu, Trung Quốc ăn vất ra đem về trồng. Chính thổ nhưỡng đất, nước vùng Thanh Hà đã vô tình cho ra những cây vải có cùi dầy, ngọt, thơm, hạt nhỏ tí tẹo.