Về kết cấu, phải chăng cầu Long Biên chỉ còn lại cái tên ?
Thiết kế cầu Long Biên hiện đang được lưu trữ lại Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1, mã số tìm kiếm RST 6531. Cuốn sách "Kiến trúc các công trình xây dựng tại Hà Nội (1875-1945) cũng có một chuyên đề về cầu Long Biên, có bản chụp các bản vẽ thiết kế tổng thể và chi tiết. Một số bài viết của tôi về cầu Long Biên được lấy tư liệu thiết kế từ cuốn sách giấy này (cuốn này hiện đã có bản pdf miễn phí trên trang web của TTLTQG1).
Cầu Long Biên có kết cấu nhịp là các dàn thép 75m, có hai đầu mút thừa (đầu chìa) 27,5m, Nhịp kế hai bên là các đoạn dàn mút thừa (chìa) + dầm đeo (treo) 51,2m. Tổng cộng 19 nhịp, nhịp đầu dài 78,7m, tiếp đó lần lượt, xen kẽ gồm 9 nhịp 75m và 8 nhịp 106,2m, nhịp cuối 78,7m, L=1682m.
Mố trụ là đá xây, móng giếng chìm sâu 30m (thi công phải có thùng chụp hơi ép chống cát chảy)
Một số bản vẽ thiết kế cầu Long Biên
Một số hình ảnh đối chiếu, so sánh cầu Long Biên "nguyên bản" và hiện trạng chắp vá hiện nay.
Cầu Long Biên có 20 mố trụ, nhưng hiện nay được xây chen rất "lởm khởm", chắc phải trên 40 mố trụ. Hệ dàn thép bị bom Mỹ bắn phá sập, phải thay thế nhiều bằng dàn T66.
Cầu Long Biên chỉ còn khoảng 20-30% nguyên bản, còn lại là các kết cấu "xây chen", thay thế, xù xì, phản kết cấu.... Cầu xuống cấp, tải trọng yếu, không phù hợp nhu cầu giao thống hiện nay. Cầu nên phá bỏ, chỉ giữ lại vài nhịp còn "nguyên bản" phía Hà Nội, sơn sửa lại để bảo tồn như một di tích, phục vụ du lịch, "cheek in". Xây cầu Cầu Long Biên mới, hiện đại gần đó.