1. TẢN CƯ: năm 1946, người dân thành phố Hà Nội và một số nơi bỏ nhà đến định cư tại các vùng miền núi, trung du… thuộc vùng kiểm soát của Việt Minh.
2. CHẠY LOẠN: là các cuộc tháo chạy của người dân các làng, xã, thành phố trong những năm chống giặc Pháp (1946-1953) khi quân Pháp tiến đến, càn qua.
3. DI TẢN 1954: cuộc di dân lớn diễn ra trong 300 ngày sau hiệp định Rơ-ne-vơ của người dân miền Bắc vào miền Nam.
4. TẬP KẾT 1954: sau hiệp định Rơ-ne-vơ, nhiều người miền Nam, hoặc đang tạm trú tại miền Nam (thân chính phủ VN DCCH) được lệnh di chuyển ra miền Bắc. Tập kết 1954 và Di tản 1954 là hai cuộc di dân lớn, trái chiều nhau.
5. SƠ TÁN: là cuộc di dân, di chuyển các nhà máy, xí nghiệp từ các thành phố lớn về nông thôn và miền núi những năm 1966 -1973) để tránh chiến tranh phá hoại bằng máy bay của giặc Mỹ.
6. DI TẢN 1975: là cuộc tháo chạy khỏi miền Nam của nhiều người dân trước và tại thời điểm chiến thắng 30/4/1975 của Quân Giải phóng, Chính Phủ VNCH của Tổng thống Dương Văn Minh đã đầu hành Chính phủ Lâm thời Công hòa Miền Nam VN.
7. THUYỀN NHÂN (vượt biên): là các cuộc vượt biên theo đường biển của nhiều người dân VN ở cả hai miền Nam và Bắc trong khoảng thời gian 1975 - 1990. Ước tính có khoảng 2.000.000 lượt người đã lên các thuyền nhỏ chạy ra biển, xin định cư ở các nước khác.
8. CHẠY GIẶC TẦU (còn gọi chạy quân bành trướng): là cuộc tháo chạy lớn của người dân các thị xã, các vùng chiến sự của 6 tỉnh biên giới khi ngày 17/02/1979, 60 vạn quân Trung Quốc đã tràn sang xâm chiếm, đốt phá, giết hại dân thường các tỉnh biên giới phía Bắc.
9. THÁO CHẠY VÌ DỊCH COVID-19: là cuộc tháo chạy của nhiều nghìn người khỏi các thành phố lớn như TP HCM để về quê hương do dịch bệnh trong năm 2021. Đặc biệt là các cuộc tháo chạy này, người dân di chuyển bằng xe gắn máy, hoặc đi bộ trên những quãng đường rất xa, do các phương tiện ô tô, tàu hỏa, máy bay bị cấm hoạt động.