Điện thờ Lưỡng vị Thành Hoàng là Nhữ Tướng công Vương Trực Bác Đạt Thượng đẳng phúc thần – tức Tiến sĩ Thượng thư Nhữ Văn Lan và Thiên Quan Hòe Vương – Nhữ Phúc Cần tại Đình Đông
Kính thưa các quý vị!
Ban liên lạc họ Nhữ Việt Nam thật xúc động, khi được cùng các quý khách và nhân dân thôn Nam Tử cúng kính dâng nén tâm nhang tưởng nhớ hai vị Thành hoàng là các Nhân thần của quê hương Nam Tử, đó là: Nhữ tướng công Vương Trực Bác Đạt Thượng đẳng phúc thần – tức Tiến sĩ Thượng thư Nhữ Văn Lan và Thiên Quan Hòe Vương – Nhữ Phúc Cần tại Đình Đông ngày hôm nay.
Các sinh hoạt văn hóa - tâm linh tại lễ kỷ niệm 500 năm ngày mất của Tiến sĩ Thượng thư Nhữ Văn Lan (19/10/1523 - 19/10/2023 ÂL) được chính quyền và nhân dân thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết trang trọng tổ chức tại Đình Đông, tại Từ đường Nguyễn-Nhữ và các địa điểm tâm linh khác trong những ngày này là minh chứng sống động rằng chính quyền và nhân dân rất trọng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, luôn thành kính tri ân vị Tiến sĩ - đại khoa, khi sống có nhiều công lao với quê hương, đất nước, khi thác thì hiển Phúc thần.
Trước Anh linh bậc Phúc Thần linh thiêng - Nhữ tướng công Vương Trực Bác Đạt Thượng đẳng phúc thần – thỉnh cầu Ngài phù hộ cho Quốc Thái Dân An, cho quê hương Nam Tử ngày càng phát triển, an khang – hạnh phúc đến với toàn thể các quý vị có mặt tại buổi lễ dâng hương ngày hôm nay.
Kính thưa các quý vị!
Theo đề xuất từ Ban tổ chức, đại diện Ban liên lạc họ Nhữ, tôi xin trình bày sơ qua về thân thế, sự nghiệp của Tiến sĩ Nhữ Văn Lan:
Theo các thư tịch, tư liệu cổ được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, đó là cuốn “Hoạch Trạch Nhữ Tộc phả”, ký hiệu A.667, do tiến sĩ Nhữ Đình Toản tu chỉnh năm 1745; cuốn “Kiến An tỉnh, Tiên Lãng huyện, Hán Nam Tổng, An Tử, Hán Nam nhị xã thần tích”, ký hiện AE.A12/18, các văn khắc ghi danh các tiến sĩ và nhiều tài liệu khác (Ban liên lạc họ Nhữ Việt Nam cũng đã hợp tác sao, dịch Thần tích, Thần sắc về Tiến sĩ Nhữ Văn Lan, ngày 24 tháng Giêng năm Nhâm Thìn/ 2012 đã dâng về Nhà thờ họ Nhữ Nam Tử và đang lưu hành tại Đình Đông). Các thư tịch cổ đã ghi chép: Tiến sĩ Nhữ Văn Lan sinh ngày 5 tháng 8 năm Quý Hợi (1443), mất ngày 19 tháng 10 năm Quý Mùi (1523), quê quán xã An Tử Hạ, Tổng Hán Nam, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, Trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng). Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, thuần hậu. Từ khi còn nhỏ, đã được cho học chữ Thánh hiền. Tiến sĩ đã bộc lộ tư chất “thông minh xuất chúng, dĩnh ngộ dị thường, thiên kinh vạn quyển làu thông, ngũ điển tam phần quán triệt…”. Năm 20 tuổi, đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mùi, niên hiệu Quang Thuận năm thứ 4 (1463), triều vua Lê Thánh Tông – một thời kỳ cực thịnh của Nho học. Tiến sĩ được ghi danh tại bia số 3, văn bia đề danh tiến sĩ - Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Bia lập ngày 15 tháng 8, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 15 (1484) do Hiển cung đại phu, Hàn lâm viện Thị giảng, Đông các Hiệu thư Đào Cử soạn.
Về giáo dục khoa bảng: TS Nhữ Văn Lan là vị khoa bảng đầu tiên của huyện Tiên Minh (Tiên Lãng ngày nay), Ông Tổ khai khoa họ Nhữ. Nhánh con cháu của Tiến sĩ Nhữ Văn Lan di cư về Hải Dương đã có rất nhiều người đỗ đại khoa, điển hình là 4 đời liên tiếp, 5 người đỗ tiến sĩ thời Lê Trịnh. Hậu thế chúng ta thành kính biết ơn và vinh danh Tiến sĩ Nhữ Văn Lan là người khai mở, đặt nền móng vững chắc cho truyền thống hiếu học, khoa bảng cho quê hương Tiên Lãng và cho dòng họ Nhữ. Ghi ơn Tiến sĩ, một đường phố và trường THPT ở Thị trấn Tiên Lãng mang tên danh nhân văn hóa Nhữ Văn Lan.
Về đóng góp cho nền thịnh trị của đất nước đương thời: Ngài là một vị quan tài năng, thanh liêm, chính trực, giúp triều đình giữ nghiêm kỷ cương phép nước, đóng góp nhiều công lao vào sự hưng thịnh của vương triều Lê thời bấy giờ: Hoạch Trạch Nhữ tộc phả ghi: Tiến sĩ “lấy đức cương chính mà giữ mình, lấy đức trung cần mà tu dưỡng. Vua rất mực sủng ái”, “được phong Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu…, Văn chương được thiên hạ biết đến, đức trung chính được nể trọng trong triều đình”. Thần tích ghi: “Người thường giữ điều cương chính làm người, trung thần làm tôi, được vua sùng ái, trải thăng nhiều chức rồi lên đến Thương thư Bộ Hộ”.
Đóng góp cho quê hương – vị Phúc thần linh thiêng: Các thư tịch cổ đã ghi lại: Tới khi 60 tuổi, Tiến sĩ Nhữ Văn Lan mới xin vua về nghỉ dưỡng nhàn, “Vua bèn ưng cho và ban thưởng gấm vóc, vàng bạc. Người về đến quê hương, đem lộc cửa vua ban chia cho bè bạn cố nhân, rồi xây dựng gia đường làm nơi phụng thờ tiên tổ cha mẹ. Người lại lập một ngôi sinh từ ở khu Đoài để làm nơi hưởng thần trăm năm của mình. Người còn để lại cho dân xã ba nén vàng làm của hương khói về sau. Người khuyên bảo mọi người về việc nông trang, khuyên việc tiện lợi, trừ bỏ điều hại, rất là có công đối với dân”.
Hai mươi năm sống trên mảnh đất quê nhà, với tài năng đức độ, Tiến sĩ đã đem phần tâm lực cuối cùng để giúp đỡ dân làng xây đắp truyền thống giáo dục, học hành, hướng dẫn dân làng đào kênh, xây cầu cống dẫn thuỷ nhập điền, khai khẩn hoang hoá. Tiến sĩ Thượng Thư Nhữ Văn Lan đã cảm hoá thuyết phục mọi người, nêu tấm gương sáng cho các thế hệ ngàn đời.
Tiến sĩ mất tại chính tẩm, dân tưởng nhớ ơn đức, lập miếu để thờ, “được vua Lê ban thưởng cho mĩ tự là Hộ bộ thượng thư Nhữ tướng công Vương trực Bác đạt Thượng đẳng phúc thần...”. Ngài là vị Thành Hoàng của quê hương An Tử Hạ.
Mấy trăm năm qua, tứ thời, bát tiết, người dân hương khói phụng thờ. Nhiều các đời vua triều Lê, triều Nguyễn về sau tiếp tục ghi nhận công đức, Thần tích ghi vua “chuẩn ban Thần hiệu cho Ông, lệnh cho sửa sang miếu điện để thờ phụng dài lâu. Ai có việc gì tới cầu, cũng thấy linh ứng”.
Công lao với gia đình, gia tộc: Tiến sĩ Nhữ văn Lan có ba người con, hai trai, một gái. Người con trai cả, theo lưu truyền thì mất sớm, hai người con còn lại đều học hành chu đáo, thành danh ở đời. Con trai thứ Nhữ Huyền Minh làm tri huyện Lục Ngạn. Người con gái sau được vua phong Từ Thục Thái Phu Nhân, là người có học vấn cao, đặc biệt rất giỏi thơ văn, lý số, là người phụ nữ có tính cách mạnh mẽ khác thường, được đời sau phong cho danh hiệu “Người đàn bà kỳ tài và khả kính”. Bà lấy chồng là giám sinh Nguyễn Văn Định ở bên kia sông Hàn (huyện Vĩnh Bảo) và sinh ra Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), một nhà thơ triết lý, một danh nhân văn hóa lớn của đất nước.
Gia phả của họ Nguyễn hậu duệ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở An Tử hạ đã ghi lại: “Phu nhân hồi An Tử Hạ, ỷ phụ thân giáo dưỡng Đạt nhi tam tuế”, cho thấy Tiến sĩ Nhữ Văn Lan là người thày, có công đầu tiên, nuôi dạy hun đúc nên tài năng, nhân cách của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này.
Khi còn trẻ, Ngài đem tài năng phò giúp vua, xây dựng nền thịnh trị, về già thì mang hết tâm sức còn lại giúp quê hương, dân làng học tập, làm ăn sinh sống, khi thác, Ngài hiển thánh thần đêm ngày phù hộ cho dân thôn bình an, thịnh vượng. Công đức của Ngài rộng mở, bao trùm. Tiến sĩ Nhữ Văn Lan là một biểu tượng văn hóa lớn của xứ Đông.
Các sinh hoạt văn hóa - tâm linh tại lễ kỷ niệm 500 năm ngày mất của Tiến sĩ Thượng thư Nhữ Văn Lan (19/10/1523 - 19/10/2023 ÂL) được chính quyền và nhân dân thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết trang trọng tổ chức tại Đình Đông, tại Từ đường Nguyễn-Nhữ và các địa điểm tâm linh khác trong những ngày này là minh chứng sống động rằng chính quyền và nhân dân rất trọng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, luôn thành kính tri ân vị Tiến sĩ - đại khoa, khi sống có nhiều công lao với quê hương, đất nước, khi thác thì hiển Phúc thần.
Trước Anh linh bậc Phúc Thần linh thiêng - Nhữ tướng công Vương Trực Bác Đạt Thượng đẳng phúc thần – thỉnh cầu Ngài phù hộ cho Quốc Thái Dân An, cho quê hương Nam Tử ngày càng phát triển, an khang – hạnh phúc đến với toàn thể các quý vị có mặt tại buổi lễ dâng hương ngày hôm nay.
Kính thưa các quý vị!
Theo đề xuất từ Ban tổ chức, đại diện Ban liên lạc họ Nhữ, tôi xin trình bày sơ qua về thân thế, sự nghiệp của Tiến sĩ Nhữ Văn Lan:
Theo các thư tịch, tư liệu cổ được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, đó là cuốn “Hoạch Trạch Nhữ Tộc phả”, ký hiệu A.667, do tiến sĩ Nhữ Đình Toản tu chỉnh năm 1745; cuốn “Kiến An tỉnh, Tiên Lãng huyện, Hán Nam Tổng, An Tử, Hán Nam nhị xã thần tích”, ký hiện AE.A12/18, các văn khắc ghi danh các tiến sĩ và nhiều tài liệu khác (Ban liên lạc họ Nhữ Việt Nam cũng đã hợp tác sao, dịch Thần tích, Thần sắc về Tiến sĩ Nhữ Văn Lan, ngày 24 tháng Giêng năm Nhâm Thìn/ 2012 đã dâng về Nhà thờ họ Nhữ Nam Tử và đang lưu hành tại Đình Đông). Các thư tịch cổ đã ghi chép: Tiến sĩ Nhữ Văn Lan sinh ngày 5 tháng 8 năm Quý Hợi (1443), mất ngày 19 tháng 10 năm Quý Mùi (1523), quê quán xã An Tử Hạ, Tổng Hán Nam, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, Trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng). Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, thuần hậu. Từ khi còn nhỏ, đã được cho học chữ Thánh hiền. Tiến sĩ đã bộc lộ tư chất “thông minh xuất chúng, dĩnh ngộ dị thường, thiên kinh vạn quyển làu thông, ngũ điển tam phần quán triệt…”. Năm 20 tuổi, đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mùi, niên hiệu Quang Thuận năm thứ 4 (1463), triều vua Lê Thánh Tông – một thời kỳ cực thịnh của Nho học. Tiến sĩ được ghi danh tại bia số 3, văn bia đề danh tiến sĩ - Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Bia lập ngày 15 tháng 8, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 15 (1484) do Hiển cung đại phu, Hàn lâm viện Thị giảng, Đông các Hiệu thư Đào Cử soạn.
Về giáo dục khoa bảng: TS Nhữ Văn Lan là vị khoa bảng đầu tiên của huyện Tiên Minh (Tiên Lãng ngày nay), Ông Tổ khai khoa họ Nhữ. Nhánh con cháu của Tiến sĩ Nhữ Văn Lan di cư về Hải Dương đã có rất nhiều người đỗ đại khoa, điển hình là 4 đời liên tiếp, 5 người đỗ tiến sĩ thời Lê Trịnh. Hậu thế chúng ta thành kính biết ơn và vinh danh Tiến sĩ Nhữ Văn Lan là người khai mở, đặt nền móng vững chắc cho truyền thống hiếu học, khoa bảng cho quê hương Tiên Lãng và cho dòng họ Nhữ. Ghi ơn Tiến sĩ, một đường phố và trường THPT ở Thị trấn Tiên Lãng mang tên danh nhân văn hóa Nhữ Văn Lan.
Về đóng góp cho nền thịnh trị của đất nước đương thời: Ngài là một vị quan tài năng, thanh liêm, chính trực, giúp triều đình giữ nghiêm kỷ cương phép nước, đóng góp nhiều công lao vào sự hưng thịnh của vương triều Lê thời bấy giờ: Hoạch Trạch Nhữ tộc phả ghi: Tiến sĩ “lấy đức cương chính mà giữ mình, lấy đức trung cần mà tu dưỡng. Vua rất mực sủng ái”, “được phong Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu…, Văn chương được thiên hạ biết đến, đức trung chính được nể trọng trong triều đình”. Thần tích ghi: “Người thường giữ điều cương chính làm người, trung thần làm tôi, được vua sùng ái, trải thăng nhiều chức rồi lên đến Thương thư Bộ Hộ”.
Đóng góp cho quê hương – vị Phúc thần linh thiêng: Các thư tịch cổ đã ghi lại: Tới khi 60 tuổi, Tiến sĩ Nhữ Văn Lan mới xin vua về nghỉ dưỡng nhàn, “Vua bèn ưng cho và ban thưởng gấm vóc, vàng bạc. Người về đến quê hương, đem lộc cửa vua ban chia cho bè bạn cố nhân, rồi xây dựng gia đường làm nơi phụng thờ tiên tổ cha mẹ. Người lại lập một ngôi sinh từ ở khu Đoài để làm nơi hưởng thần trăm năm của mình. Người còn để lại cho dân xã ba nén vàng làm của hương khói về sau. Người khuyên bảo mọi người về việc nông trang, khuyên việc tiện lợi, trừ bỏ điều hại, rất là có công đối với dân”.
Hai mươi năm sống trên mảnh đất quê nhà, với tài năng đức độ, Tiến sĩ đã đem phần tâm lực cuối cùng để giúp đỡ dân làng xây đắp truyền thống giáo dục, học hành, hướng dẫn dân làng đào kênh, xây cầu cống dẫn thuỷ nhập điền, khai khẩn hoang hoá. Tiến sĩ Thượng Thư Nhữ Văn Lan đã cảm hoá thuyết phục mọi người, nêu tấm gương sáng cho các thế hệ ngàn đời.
Tiến sĩ mất tại chính tẩm, dân tưởng nhớ ơn đức, lập miếu để thờ, “được vua Lê ban thưởng cho mĩ tự là Hộ bộ thượng thư Nhữ tướng công Vương trực Bác đạt Thượng đẳng phúc thần...”. Ngài là vị Thành Hoàng của quê hương An Tử Hạ.
Mấy trăm năm qua, tứ thời, bát tiết, người dân hương khói phụng thờ. Nhiều các đời vua triều Lê, triều Nguyễn về sau tiếp tục ghi nhận công đức, Thần tích ghi vua “chuẩn ban Thần hiệu cho Ông, lệnh cho sửa sang miếu điện để thờ phụng dài lâu. Ai có việc gì tới cầu, cũng thấy linh ứng”.
Công lao với gia đình, gia tộc: Tiến sĩ Nhữ văn Lan có ba người con, hai trai, một gái. Người con trai cả, theo lưu truyền thì mất sớm, hai người con còn lại đều học hành chu đáo, thành danh ở đời. Con trai thứ Nhữ Huyền Minh làm tri huyện Lục Ngạn. Người con gái sau được vua phong Từ Thục Thái Phu Nhân, là người có học vấn cao, đặc biệt rất giỏi thơ văn, lý số, là người phụ nữ có tính cách mạnh mẽ khác thường, được đời sau phong cho danh hiệu “Người đàn bà kỳ tài và khả kính”. Bà lấy chồng là giám sinh Nguyễn Văn Định ở bên kia sông Hàn (huyện Vĩnh Bảo) và sinh ra Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), một nhà thơ triết lý, một danh nhân văn hóa lớn của đất nước.
Gia phả của họ Nguyễn hậu duệ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở An Tử hạ đã ghi lại: “Phu nhân hồi An Tử Hạ, ỷ phụ thân giáo dưỡng Đạt nhi tam tuế”, cho thấy Tiến sĩ Nhữ Văn Lan là người thày, có công đầu tiên, nuôi dạy hun đúc nên tài năng, nhân cách của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này.
Khi còn trẻ, Ngài đem tài năng phò giúp vua, xây dựng nền thịnh trị, về già thì mang hết tâm sức còn lại giúp quê hương, dân làng học tập, làm ăn sinh sống, khi thác, Ngài hiển thánh thần đêm ngày phù hộ cho dân thôn bình an, thịnh vượng. Công đức của Ngài rộng mở, bao trùm. Tiến sĩ Nhữ Văn Lan là một biểu tượng văn hóa lớn của xứ Đông.
Ông Nhữ Đình Văn - trình bày tham luận về thân thế sự nghiệp TS Nhữ Văn Lan tại Lễ kỷ niệm 500 năm ngày mất tổ chức tại Đình Đông
Thôn Nam Tử thật nhiều các di tích tâm linh về Tiến sĩ Nhữ Văn Lan đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa. Là người mang họ Nhữ, cá nhân tôi rất trân trọng, rất xúc động khi các di tích không những được nhân dân gìn giữ cả 5 thế kỷ qua mà còn liên tục được tôn tạo, nâng cấp. Đó là:
- Khu Di tích Mả Nghè nơi có ba ngôi mộ: Tiến sĩ Nhữ Văn Lan – ông nghè, Phu nhân và con gái Từ Thục Thái Phu Nhân. Năm thế kỷ qua, âm phần vị Thành Hoàng linh thiêng và gia quyến đã được người dân và con cháu nội ngoại gìn giữ, hương khói.
- Di tích Đình Đông: còn gọi là đình hai giáp thờ lưỡng vị thành hoàng đều là các Nhân Thần họ Nhữ. Đình được xây dựng ngay trên khuôn viên tư dinh, đất hương hỏa của TS Nhữ Văn Lan. Vốn xưa, làng An Tử hạ có hai đình ở hai giáp. Khi các công trình bị xuống cấp, từ những năm 1940, dân làng đã bàn bạc, đoàn kết xây dựng chung một ngồi đình thờ cả hai vị thành hoàng.
- Di tích Nguyễn Nhữ Từ đường: Ghi ơn công lao của ông ngoại là Tiến sĩ Nhữ Văn Lan đã nuôi dạy những ngày thơ ấu, hun đúc thành tài, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cho người cháu nội, con của người con thứ 7 Nguyễn Văn Liễn đội bát nhang sang An Tử Hạ thờ phụng Cụ tổ ngoại và hình thành nên dòng họ Nguyễn Nhữ thôn Nam Tử, lập ra Từ đường Nguyễn-Nhữ - Tiến sĩ Nhữ Văn Lan được thành kính thờ phụng tại chính điện. Là người họ Nhữ, Tôi rất trân trọng truyền thống đạo lý của chi bảy, họ Nguyễn-Nhữ, hậu huệ Trạng Trình.
- Nhà thờ họ Nhữ Nam Tử: Thờ cụ khởi tổ họ Nhữ Nam Tử, thờ Tiến sĩ Nhữ Văn Lan, và 7 vị các tiến sĩ họ Nhữ khác.
- Khu Di tích Mả Nghè nơi có ba ngôi mộ: Tiến sĩ Nhữ Văn Lan – ông nghè, Phu nhân và con gái Từ Thục Thái Phu Nhân. Năm thế kỷ qua, âm phần vị Thành Hoàng linh thiêng và gia quyến đã được người dân và con cháu nội ngoại gìn giữ, hương khói.
- Di tích Đình Đông: còn gọi là đình hai giáp thờ lưỡng vị thành hoàng đều là các Nhân Thần họ Nhữ. Đình được xây dựng ngay trên khuôn viên tư dinh, đất hương hỏa của TS Nhữ Văn Lan. Vốn xưa, làng An Tử hạ có hai đình ở hai giáp. Khi các công trình bị xuống cấp, từ những năm 1940, dân làng đã bàn bạc, đoàn kết xây dựng chung một ngồi đình thờ cả hai vị thành hoàng.
- Di tích Nguyễn Nhữ Từ đường: Ghi ơn công lao của ông ngoại là Tiến sĩ Nhữ Văn Lan đã nuôi dạy những ngày thơ ấu, hun đúc thành tài, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cho người cháu nội, con của người con thứ 7 Nguyễn Văn Liễn đội bát nhang sang An Tử Hạ thờ phụng Cụ tổ ngoại và hình thành nên dòng họ Nguyễn Nhữ thôn Nam Tử, lập ra Từ đường Nguyễn-Nhữ - Tiến sĩ Nhữ Văn Lan được thành kính thờ phụng tại chính điện. Là người họ Nhữ, Tôi rất trân trọng truyền thống đạo lý của chi bảy, họ Nguyễn-Nhữ, hậu huệ Trạng Trình.
- Nhà thờ họ Nhữ Nam Tử: Thờ cụ khởi tổ họ Nhữ Nam Tử, thờ Tiến sĩ Nhữ Văn Lan, và 7 vị các tiến sĩ họ Nhữ khác.
Và nhiều các địa danh, cơ sở tâm linh khác. Các cơ sở tâm linh quan trọng liên quan đến Tiến sĩ Nhữ Văn Lan đều đã được UBND thành phố Hải Phòng, các doanh nghiệp, khách thập phương, nhân dân trong thôn, dòng họ Nguyễn, dòng họ Nhữ công đức tu tạo, nâng cấp khang trang, bề thế, giúp việc thờ phụng ngày càng chu toàn hơn.
Tham dự Lễ dâng hương kỷ niệm 500 năm ngày mất của TS Nhữ Văn Lan tại Đình Đông
Kính thưa các quý vị!
Chứng kiến lớp lớp các đoàn là khách phương xa, là người dân thuộc các dòng họ trong thôn Nam Tử, là con cháu dòng họ Nhữ, dòng họ Nguyễn hậu duệ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, cùng thành kính dâng nén tâm nhang tại Đình Đông, tại Nguyễn-Nhữ Từ đường những ngày này, là minh chứng cao đẹp về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, thành kính phụng thờ Tiến sĩ, Thượng thư Nhữ Văn Lan – Vị Thượng Đẳng Phúc thần. Thật linh nghiệm, đúng như lời sấm trong bài “Lô nhang ký”(*) do Trạng Trình viết trên lư hương, cho cháu nội đội sang thờ cúng cụ Tổ ngoại Tiến sĩ Nhữ Văn Lan.
Đĩnh xuất tử tôn hiền
Nội ngoại giao đề củng
Dịch
Đĩnh xuất nên con cháu hiền hòa
Nội và ngoại cùng chen chân hầu hạ
Xin kết thúc bài phát biểu cảm tưởng và tham luận về thân thế sự nghiệp TS Nhữ Văn Lan tại đây.
Kính chúc buổi lễ dâng hương thành công!
Xin cảm ơn các quý vị đã lắng nghe.
Chứng kiến lớp lớp các đoàn là khách phương xa, là người dân thuộc các dòng họ trong thôn Nam Tử, là con cháu dòng họ Nhữ, dòng họ Nguyễn hậu duệ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, cùng thành kính dâng nén tâm nhang tại Đình Đông, tại Nguyễn-Nhữ Từ đường những ngày này, là minh chứng cao đẹp về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, thành kính phụng thờ Tiến sĩ, Thượng thư Nhữ Văn Lan – Vị Thượng Đẳng Phúc thần. Thật linh nghiệm, đúng như lời sấm trong bài “Lô nhang ký”(*) do Trạng Trình viết trên lư hương, cho cháu nội đội sang thờ cúng cụ Tổ ngoại Tiến sĩ Nhữ Văn Lan.
Đĩnh xuất tử tôn hiền
Nội ngoại giao đề củng
Dịch
Đĩnh xuất nên con cháu hiền hòa
Nội và ngoại cùng chen chân hầu hạ
Xin kết thúc bài phát biểu cảm tưởng và tham luận về thân thế sự nghiệp TS Nhữ Văn Lan tại đây.
Kính chúc buổi lễ dâng hương thành công!
Xin cảm ơn các quý vị đã lắng nghe.
Nhữ Đình Văn
Tổng thư ký Ban LL họ Nhữ
Tổng thư ký Ban LL họ Nhữ
MỘT SỐ ẢNH BUỔI LỄ DÂNG HƯƠNG TẠI ĐÌNH ĐÔNG
Chú thích:
(*) Lô nhang ký: Bài thơ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm viết trên lư hương, sai cháu nội đội sang làng An Tử Hạ (Tiên Lãng) thờ cụ Tổ ngoại là Tiến sĩ Nhữ Văn Lan, do con cháu Tiến sĩ đã đi lập nghiệp ở vùng Đường An (Bình Giang ngày nay), Hải Dương, không còn người thờ tự tại tại chính quê.
Bài thơ như sau (bản dịch của Nhữ Đình Văn)
思孝以奉先 Tư hiếu dĩ phụng tiên (Lo điều hiếu để thờ tổ tiên)
永圓又復圓 Vĩnh viên hựu phục viên (Mãi trọn vẹn lại càng thêm trọn vẹn)
來三三世後 Lai tam tam thế hậu (Sau ba ba đời)
歷數數百年 Lịch sổ sổ bách niên (Trải vài trăm năm)
世人逢缺裂 Thế nhân phùng khuyết liệt (Người đời sẽ gặp suy vi, tan vỡ)
周五復原全 Chu ngũ phục nguyên toàn (Sau năm năm sẽ trở lại nguyên toàn)
有昌乎人十 Hữu xương hồ nhân thập (Có may/thành danh độ mươi người)
有熾乎雙天 Hữu sí hồ song thiên (Có rực cháy tựa như mặt trời)
龍蛇安所遇 Long xà an sở ngộ (Rồng rắn yên vị ở nơi gặp gỡ)
挺出子孫賢 Đĩnh xuất tử tôn hiền (Đĩnh xuất nên con cháu hiền hòa)
内外交締拱 Nội ngoại giao đề củng (Nội ngoại thân giao cùng phụng thờ)
始終如一番 Thuỷ chung như nhất phiên (Trước sau như một lần)
辰路玄微旨 Thần lộ huyền vi chỉ (Ý định chỉ ra con đường huyền bí, mầu nhiệm)
出不獲已焉 Xuất bất hoạch dĩ yên (Không có gì có thể đạt được)
供爐香于祖 Cung lô hương vu tổ (Cúng lư hương thờ Tổ)
見竜飛在天 Kiến long phi tại thiên (Thấy rồng bay trên trời)