Vài lời về Phật giáo hiện nay

 

      Nhiều tu sĩ Phật giáo (PG) tha hóa, những lại có rất nhiều chân tu, uyên bác, dấn thân phụng sự Phật, phụng sự đại chúng. Chớ đánh đồng là xúc phạm các bậc chân tu.
      Phật giáo là tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học. PG cao siêu, uyên bác, nhưng cũng rất gần gũi. PG Việt Nam có thể đang ở thời kỳ mạt pháp (có nhà nghiên cứu Pháp từ đầu TK20 đã kết luận là người Việt không có đức tin, không có tôn giáo, chỉ có mê tín, tôn giáo người Việt nó mờ nhạt).
      Về ông Minh Tuệ đang tập tu theo Hạnh đầu đà, hãy tôn trọng sở nguyện của ông ấy. Hình ảnh của ông có một số tác động tích cực trong bối cảnh PG hiện nay. Nhưng xã hội "lên đồng", bám đu theo ông MT, lạy ông Minh Tuệ như lạy Phật thì thật phản cảm. Tôn trọng nhưng tôi không cổ xúy. Y phục làm bằng vải nhặt từ bãi rác, từ nghĩa địa, ngủ tại nghĩa địa, chỉ ở rừng, không ở làng xóm, ngủ ngồi... có tiến tới giải thoát được hay không chưa biết, nhưng chắc chắn nó mất vệ sinh, nó không phù hợp với thời đại ngày nay.
      Phật giáo VN tha hóa, nhưng việc lăng xê quá đà ông Minh Tuệ thì cũng chẳng nên, lố, bởi nó bộc lộ cái nhạt nhẽo về đức tin, nhạt nhẽo về tôn giáo của người Việt. Chấn hưng Phật giáo VN không phải bằng việc tôn sùng, lăng xê quá đà ông Minh Tuệ, vì nó chẳng có mấy tác dụng.
     Đức Phật khi xưa cũng đã từng khuyên đệ tử Ca diếp (khi ông đã già) từ bỏ phương pháp tu Hạnh Đầu đà, Ngài Ca-diếc xin phép được vẫn giữ phép tu, và Đức Phật tôn trọng. Bản thân Đức Phật khi chưa thành Phật cũng đã từng tu khổ hạnh theo truyền thống của Ấn Độ giáo, sau Ngài chọn con đường trung đạo và đắc đạo.
      Bất cứ một vị tu sĩ Phật giáo nào, sau khi bỏ cuộc sống thế tục, cạo tóc xuẩt gia để bắt đầu một kiếp sống tu hành, đều phải trải qua một giai đoạn học và hành Sa-di. Những người này gọi là chú tiểu hay chú diệu. Người tu tập cần được một sư nhận là đệ tử (sư này cũng phải đủ tiêu chí nhận trò theo quy định trong "luật" PG), Chú tiểu có thời gian học đạo pháp, lao động, rèn rũa đức, khi có những kiến thức PG nhất định theo qui định, khi đã thử thách qua các mùa"kiết hạ" (5-10 năm, có trường hợp chỉ 2-3 năm tùy tuổi đời và cố gắng của người tu tập), được Sư thầy làm lễ xuất gia (xuống tóc). Chỉ Tu sĩ mới được đi hành đạo - trong đó có khất thực, có Hạnh đầu đà. Từ hơn hai nghìn năm nay là vậy. 
      Tự do tôn giáo là tự do tin theo một tôn giáo, một đức tin nào đó. Nhưng để là tín đồ, hay tu sĩ của tôn giáo đó, bạn buộc phải tuân thủ giáo lý, giáo luật của tôn giáo đó, với đạo Phật là: Kinh, Luật, Luận. Ai đó tự cao đầu, khoác chiếc áo nâu và tự nhận là sư là làm hại Phật giáo. 

13 pháp khổ hạnh (Hạnh Đầu Đà) đó là:

1. Hạnh mặc y phấn tảo: nghĩa là vải may y nhặt ở lề đường, nghĩa địa, đống rác...
2. Hạnh ba y: nghĩa là sử dụng những miếng vải chắp vá lại thành y. Chỉ dùng ba y không nhận thêm y thứ tư.
3. Hạnh khất thực: nghĩa là dùng thức ăn bằng cách đi xin. Xin ngày nào ăn ngày đó không để dành.
4. Hạnh khất thực từng nhà: nghĩa là đi khất thực theo thứ tự, không phân biệt giàu nghèo.
5. Hạnh nhất tọa thực: nghĩa là ngồi ăn chỉ một lần, khi đã đứng lên rồi thì không ngồi xuống ăn lại. Hoặc không ăn nhiều lần trong ngày.
6. Hạnh ăn bằng bát: Chỉ ăn những thức ăn xin được trong bình bát, không nhận bát thứ hai.
7. Hạnh không để dành đồ ăn: không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong.
8. Hạnh ở rừng: nghĩa là chỉ ở rừng không ở làng xóm.
9. Hạnh sống bên gốc cây: nghĩa là chỉ ở gốc cây, không sống ở nhà.9
10. Hạnh ở giữa trời: nghĩa là chỉ ở ngoài trời không sống trong nhà, dưới tán cây.
11. Hạnh ở nghĩa địa: nghĩa là chỉ sống ở nghĩa địa.
12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng được.
13. Hạnh ngồi không nằm: nghĩa là chỉ ngồi không nằm, khi ngủ cũng trong tư thế ngồi.
N.Đ.V

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn