Biểu tượng công lý trên thế giới đã dùng hình ảnh vị thần công lý, mắt bịt, tay cầm cái cân, tay cầm thanh kiếm.
Vừa rồi, ngành tòa án, đề xuất chọn hình tượng vua Lý Thái Tông là biểu tượng công lý. Tôi cho rằng rất kiên cưỡng.
Ngày 27/4/2020, ông Lê Thanh Vân (đại biểu Quốc hội) cho rằng:
“Nên lưu ý, pháp luật không đồng nghĩa với công lý. Công lý là biểu tượng rất thiêng liêng, tồn tại khách quan ngoài ý chí của mỗi con người; bảo vệ pháp luật nó mang ý chí chủ quan của mỗi con người. Cho nên, ý chí chủ quan của con người phải làm sao tiệm cận được với thế giới khách quan đó là công lý, chứ không phải hoạt động xét xử nào cũng đạt tới “cảnh giới” của công lý. Bởi vậy, biểu tượng công lý đó là sự cân bằng, bình đẳng, nó là các giá trị rất cao”.
"thuật ngữ, biểu tượng khác với hình tượng với lại tượng đài… và không thể gói gọn trong một nhân vật cụ thể".
"chọn biểu tượng còn lẫn lộn với việc chọn người thầy tiêu biểu nhất làm gương sáng cho muôn đời trong hoạt động xét xử là nhầm lẫn với nhau. Công lý là một chuyện còn người thầy tượng trưng điển hình nhất cho hoạt động xét xử là một việc khác nhưng gói gọn trong bức tượng - chưa biết là tượng đài, tượng thờ, tượng trưng… việc này là chưa minh bạch".
“lấy một ông vua theo trật tự phong kiến phương Đông với đề cao vương quyền và thẩm quyền lại cưỡng ép, lặp ý với cân công lý của vị thần công lý ở phương Tây”. “Đây là sự chắp vá không thuyết phục, nó không thể hiện được giá trị riêng trong biểu tượng về công lý, trong sự suy tôn người thầy anh minh, công tâm, tiêu biểu cho hoạt động xét xử… như vậy là sự chắp vá khiên cưỡng”.
“Tâm lý thần linh của người Việt, khi đặt bức tượng ở nơi có chức năng xét xử thì sẽ dễ biến thành một tượng thờ, người ta sẽ cúi lạy, xì xụp khấn vái… Như vậy nó sẽ chi phối hoạt động tâm linh, cho nên điều này là không ổn”.
(face nhudinhvan ngày 28/4/2020)