Giới thiệu bài thơ Quốc âm (chữ Nôm) viết theo thể phú của tác giả Hoàng giáp Nhữ Công Trấn 汝公瑱 (1751-1805) - Trích từ sách "Di sản văn chương Văn Miếu - Quốc Tử Giám" Tủ sách 1000 năm Thăng Long - Hà Nội - Nhữ Công Trấn đỗ Hoàng giáp năm 1772.
Sắc phong cho Nhữ Công Trấn, ngày 24 tháng 11 năm Cảnh Hưng thứ 30 (1769), sau khi ông đố Hương cống và được ban sắc phong "Hoằng Tín đại phu, Quang lộc tự tự thừa"
TAM KIỆT(1) PHÚ
Nước có anh hùng.
Rồng vượt mây tuôn cuộn cuộn;
Hùm gầm gió thổi(2) đồng đồng(3)
Sấp ngửa phỉa thì, ba người đã đẹp duyên (đẹp) phận;
Sửa sang mọi việc, năm năm nên nghiệp nên công.
Nhớ xưa
Tần rủ(4) lèo đen,
Hán(5) giương cờ đỏ;
Đuổi con hươu(6) ông óng(7) đua tranh;
Lên cật ngựa(8) ầm ầm thẳng xô.
Cầm gươm ba thước, giết sạch(9) chúng gian tà;
Bủa lưới bốn phương, cứu được những(10) hiền ngõ.
Tiêu Hà(11) thì
liền tay đao bút.
ứng thuở can qua(12),
vào Tần phủ(13) tiên cứu đồ tịch(14)
giữa Quang Trung(15) trấn phủ(16) quốc gia,
cất gạo đem lương, cấp ba quân của chăng từng thiếu,
so Đường bảo nẻo công muôn wif ai dễ dam qua.
Trương Lương thì
sấp ngửa đất lề,
khêu cho mọi chước,
hiểm nguy biết hết lục thao(17),
nhiệm nhặt lảu thông ba chước,
lấy làm lòng dạ, trong một ngày chẳng có khi khuây.
Cho ở màn trong, ngoài ngàn dặm, lộng lừa ắt được.
Hàn Tín thì
mạnh tay nanh vuốt,
tiếng dậy gần xa,
cầm phủ việt ở trên mọi tướng,
mặc mâu ma sửa việc tam quân,
đất Ngụy Triệu, đất Tỉnh Kinh, quyết không vặc vặc;
chúng Yên Tề, chúng Sở Đỉnh, đuổi dua diễn diễn.
Chưng bấy giờ,
dẹp hết bốn phương,
đặt yên tám cõi.
Cung Nam tiệc ngọc đặt bày,
Tế Bắc tiếng sênh nhặt thổi.
Thu son khoán sắt chép công danh, truyền để hậu lai.
Trỏ nước thề non, đến con cháu được phong dòng nối.
Khá giận thay vua Cao Tổ hỡi!
Loài gian đà dẹp,
Lòng bạc lại luông.
Hà đệ nhất công cao lại sao trói buộc;
Tín vô song thuở nọ lại phải thác oan.
Tuy rằng có Trương Lương thông sáng lại phải tìm tiên tử hỏi chơi
Há nay
thánh minh trị đời
tôi hiền tiết nghĩa,
hây hây mở vận Đường Ngu,
Dãy dãy đầy triều Tắc Khiết,
Có văn có võ
khác nào Chu dụng thập thần,
hơn nữa Hán dùng tam kiệt.
Tôi nay,
Trong mây năm thức,
Làm phú tám vần
Khôn xiết kể nhân tài Nam Việt.
(thơ Quốc âm, chữ Nôm)
Chú thích:
1. Lưu Bang gọi Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà là tam kiệt, Trương Lương dĩ mưu, Hàn Tín dĩ chiến, Tiêu Hà vận lương (Trương Lương bày mưu, Hàn Tín đánh trận, Tiêu Hà vận lương).
2. Rồng, hổ: Kinh dịch quẻ Kiền có câu: vân tòng long, phong tòng hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ (mây theo rồng, gió theo cọp, việc làm của thánh nhân làm vạn vật đều thấy rõ).
3. Đồng đồng (từ cổ): từ tượng thanh, có thể đọc là rùng rùng.
4. Tần (221 TCN-206 TCN): là triền đại kế tuch nhà Chu và trước nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.
5. Hán (203 TCN – 220): Nối tiếp sau nhà Tần trong lịch sử Trung Quốc.
6. Đuổi con hươu: dịch chữ Trục lộc: Đuổi bắt hươu, chỉ việc giàng thiên hạ, trang ngôi vua.
7. Óng óng (từ cổ): ánh ỏi, vang lừng.
8. Cật ngựa (từ cổ): Lưng ngựa.
9. Nguyên bản ghi là “sạch hết”, so với liên dưới, tam bỏ chữ “hết”.
10. Những: nguyên bản ghi là “những người”, so với câu trên tạm bỏ chữ “người”.
11. Tiêu Hà (? – 193 TCN): vốn là người huyện Bái, là thừa tướng nhà Hán.
12. Can qua: hai đò binh khí, sau chỉ việc chiến tranh.
13. Tần phủ: kho nhà Tần
14. Đồ tịch: sách vở, thư tịch.
15. Quang Trung: thành đô của nhà Tần.
16. Trấn phủ: trấn giữ, vỗ về dân nhà Tần.
17. Lục thao: sách binh thao.
Sưu tầm: Nhữ Đình Văn
Chú thích:
1. Lưu Bang gọi Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà là tam kiệt, Trương Lương dĩ mưu, Hàn Tín dĩ chiến, Tiêu Hà vận lương (Trương Lương bày mưu, Hàn Tín đánh trận, Tiêu Hà vận lương).
2. Rồng, hổ: Kinh dịch quẻ Kiền có câu: vân tòng long, phong tòng hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ (mây theo rồng, gió theo cọp, việc làm của thánh nhân làm vạn vật đều thấy rõ).
3. Đồng đồng (từ cổ): từ tượng thanh, có thể đọc là rùng rùng.
4. Tần (221 TCN-206 TCN): là triền đại kế tuch nhà Chu và trước nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.
5. Hán (203 TCN – 220): Nối tiếp sau nhà Tần trong lịch sử Trung Quốc.
6. Đuổi con hươu: dịch chữ Trục lộc: Đuổi bắt hươu, chỉ việc giàng thiên hạ, trang ngôi vua.
7. Óng óng (từ cổ): ánh ỏi, vang lừng.
8. Cật ngựa (từ cổ): Lưng ngựa.
9. Nguyên bản ghi là “sạch hết”, so với liên dưới, tam bỏ chữ “hết”.
10. Những: nguyên bản ghi là “những người”, so với câu trên tạm bỏ chữ “người”.
11. Tiêu Hà (? – 193 TCN): vốn là người huyện Bái, là thừa tướng nhà Hán.
12. Can qua: hai đò binh khí, sau chỉ việc chiến tranh.
13. Tần phủ: kho nhà Tần
14. Đồ tịch: sách vở, thư tịch.
15. Quang Trung: thành đô của nhà Tần.
16. Trấn phủ: trấn giữ, vỗ về dân nhà Tần.
17. Lục thao: sách binh thao.
Sưu tầm: Nhữ Đình Văn