Giếng làng Hoạch Trạch (ảnh Đ.V)
Nguyễn Thị Điểm Bích tự Tam Nương quê quán làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, lộ Hồng Châu, nay là thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Không rõ năm sinh, năm mất của bà.
Sách Tam Tổ Thực Lục chép: “…Điểm Bích là kết quả của mối tình qua đường, giữa một cô gái nghèo họ Nguyễn và một chàng trai mà nàng không tường tên họ. Sau mẹ Bà cũng mất sớm, Điểm Bích lớn lên trong một gia đình của bố mẹ nuôi, vốn là một hào phú cùng làng, họ Lý. Cả hai ông bà đều nhân từ, rất thương người, lại thấy cô con nuôi hiền thục nết na và sáng dạ, Lý ông bèn thuê thầy đến nhà dạy cho cô biết chữ thánh hiền. Chỉ trong thời gian ngắn, cô Điểm Bích đã trở thành một thiếu nữ duyên dáng và có học vấn.
Sẵn có sắc đẹp, cô được tiến làm cung nhân cho vua Trần Anh Tông (1293 – 1314). Là một cung nữ rất thông minh, có tài xuất khẩu thành chương, đặc biệt giỏi thơ quốc âm, ứng đối lưu loát; cô được vua Anh Tông giao cho nhiệm vụ lên Yên Tử để thử thách đạo hạnh thiền sư Huyền Quang tức danh sĩ Lý Đạo Tái, ông đỗ trạng nguyên năm 19 tuổi đời Trần Nhân Tông, ra làm quan, sau xin với vua Anh Tông cho đi tu, là vị tổ thứ 3 của phái thiền Trúc Lâm.
Trải đã dài ngày, bày hết kế nhưng không lung lạc được nhà sư Huyền Quang. Sau cùng, Điểm Bích nghĩ cách oán than gia cảnh túng quẫn. mà cha già đang bệnh nặng… Nàng cố than thở cốt lấy cho được đồng vàng Kim Tử do nhà vua đã ban cho thiền sư. Muốn chắc hơn, Điểm Bích còn nghĩ cách tự đặt bốn câu thơ lơi lả trăng hoa (chữ nôm) với ý đồ gán cho nhà sư là tác giả. Liền đó cô quay về cung tâu vua, dâng Kim Tử và trình bài thơ ấy:
Sẵn có sắc đẹp, cô được tiến làm cung nhân cho vua Trần Anh Tông (1293 – 1314). Là một cung nữ rất thông minh, có tài xuất khẩu thành chương, đặc biệt giỏi thơ quốc âm, ứng đối lưu loát; cô được vua Anh Tông giao cho nhiệm vụ lên Yên Tử để thử thách đạo hạnh thiền sư Huyền Quang tức danh sĩ Lý Đạo Tái, ông đỗ trạng nguyên năm 19 tuổi đời Trần Nhân Tông, ra làm quan, sau xin với vua Anh Tông cho đi tu, là vị tổ thứ 3 của phái thiền Trúc Lâm.
Trải đã dài ngày, bày hết kế nhưng không lung lạc được nhà sư Huyền Quang. Sau cùng, Điểm Bích nghĩ cách oán than gia cảnh túng quẫn. mà cha già đang bệnh nặng… Nàng cố than thở cốt lấy cho được đồng vàng Kim Tử do nhà vua đã ban cho thiền sư. Muốn chắc hơn, Điểm Bích còn nghĩ cách tự đặt bốn câu thơ lơi lả trăng hoa (chữ nôm) với ý đồ gán cho nhà sư là tác giả. Liền đó cô quay về cung tâu vua, dâng Kim Tử và trình bài thơ ấy:
Vằng vặc trăng mai ánh nước
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh
Người hoà tươi tốt cảnh hoà lạ
Mâu Thích ca nào thuở hữu tình.
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh
Người hoà tươi tốt cảnh hoà lạ
Mâu Thích ca nào thuở hữu tình.
Xét kĩ bài thơ ấy thì rõ ràng nhà sư Huyền Quang đã bị dao động trước nhan sắc của nàng Điểm Bích. Vua giận truyền đòi nhà sư về hạch tội. Nhưng khi nhà sư sắp bị phạt trượng (đánh bằng gậy) thì có dân làng gần chùa kéo nhau đến quì lạy minh chứng, bởi họ chỉ vì vô tình mà biết rõ được chuyện oan ức này ngay từ đầu.
Nhà vua cho thẩm tra lại, biết sư Huyền Quang bị oan, cho về chùa Yên Tử tiếp tục làm phận sự tu hành. Còn cung nhân Điểm Bích bị phạt giáng xuống làm thị nữ quét chùa trong cung Cảnh Linh.
Tương truyền từ đấy nàng Điểm Bích hối hận, thường đặt thơ theo lối kể hạnh để răn đời. Vì thời đó phần nhiều là thơ xuất khẩu nên sớm bị thất truyền.
Dù sao thì nữ sĩ Điểm Bích cũng đã là một đối tượng chiếm được lòng thương cảm của giới thi nhân cùng thời đại với bà. Và chỉ một bài thơ trên của bà đã trở thành huyền thoại văn chương từ triều nhà Lý. Khiến nhiều cây bút còn nhắc đến bà. Nhiều nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… đã có thơ xướng họa lại thơ của Bà.
Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tuỳ bút cho biết:
“Còn nhớ khi mới lên bảy tám tuổi, thường theo bà tiên cung nhân ta sang hầu bà cô họ ngoại là bà chính thất quan Thiêm sự Võ công, người làng Mộ Trạch. Khi các bà ngồi rỗi nói chuyện, có nói đến nàng Bích, ta mới biết quả có người ấy thật. Bà phu nhân thường nói rằng: Mộ nàng Bích ở làng Hoạch Trạch; buổi đầu năm Cảnh Hưng (1710 – 1786), có kẻ đào lên thì thấy quan tài vẫn còn sơn son y nguyên, mở ra xem, quan tài đầy nước trong veo, hương thơm ngát mũi, rồi đậy lại liền. Sau ông Nhữ Công Chân (đỗ Hoàng Giáp – người cùng làng) có câu thơ rằng:
Nhà vua cho thẩm tra lại, biết sư Huyền Quang bị oan, cho về chùa Yên Tử tiếp tục làm phận sự tu hành. Còn cung nhân Điểm Bích bị phạt giáng xuống làm thị nữ quét chùa trong cung Cảnh Linh.
Tương truyền từ đấy nàng Điểm Bích hối hận, thường đặt thơ theo lối kể hạnh để răn đời. Vì thời đó phần nhiều là thơ xuất khẩu nên sớm bị thất truyền.
Dù sao thì nữ sĩ Điểm Bích cũng đã là một đối tượng chiếm được lòng thương cảm của giới thi nhân cùng thời đại với bà. Và chỉ một bài thơ trên của bà đã trở thành huyền thoại văn chương từ triều nhà Lý. Khiến nhiều cây bút còn nhắc đến bà. Nhiều nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… đã có thơ xướng họa lại thơ của Bà.
Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tuỳ bút cho biết:
“Còn nhớ khi mới lên bảy tám tuổi, thường theo bà tiên cung nhân ta sang hầu bà cô họ ngoại là bà chính thất quan Thiêm sự Võ công, người làng Mộ Trạch. Khi các bà ngồi rỗi nói chuyện, có nói đến nàng Bích, ta mới biết quả có người ấy thật. Bà phu nhân thường nói rằng: Mộ nàng Bích ở làng Hoạch Trạch; buổi đầu năm Cảnh Hưng (1710 – 1786), có kẻ đào lên thì thấy quan tài vẫn còn sơn son y nguyên, mở ra xem, quan tài đầy nước trong veo, hương thơm ngát mũi, rồi đậy lại liền. Sau ông Nhữ Công Chân (đỗ Hoàng Giáp – người cùng làng) có câu thơ rằng:
"Giai nhân lạc địa ủy kim điều."
nghĩa là
"Giai nhân đày đọa rụng bông vàng"
Lại có câu
"Tằng hướng tiêu phòng khoa yểu điệu,
Khước lai sơn tự bạn không thiền."
Khước lai sơn tự bạn không thiền."
nghĩa là
"Phòng tiêu thuở trước từng khoe đẹp,
Chùa núi sau này tựa cảnh không."
Chùa núi sau này tựa cảnh không."
Bài thơ ấy toan đem đi khắc bia để chôn trước mộ, nhưng sau lại thôi. Ta tiếc rằng không nhớ được toàn bài”.
Ngày nay, thơ của Bà luôn có trong các tuyển tập thơ văn cổ đại. Bà được công nhận là một trong các nhà thơ cổ đại Việt Nam. Cuộc đời và thơ của Bà đã được nhà soạn kịch Hoàng Công Khanh xây dựng thành vở kịch thơ Cung Phí Điểm Bích, chuyển thể cùng tên sang ca kịch cải lương đã đoạt giải A tác phẩm sân khấu năm 2007 và được tặng giải thưởng Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội năm 2008.
Ngày nay, thơ của Bà luôn có trong các tuyển tập thơ văn cổ đại. Bà được công nhận là một trong các nhà thơ cổ đại Việt Nam. Cuộc đời và thơ của Bà đã được nhà soạn kịch Hoàng Công Khanh xây dựng thành vở kịch thơ Cung Phí Điểm Bích, chuyển thể cùng tên sang ca kịch cải lương đã đoạt giải A tác phẩm sân khấu năm 2007 và được tặng giải thưởng Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội năm 2008.
Đình Văn (sưu tầm)