Khảo cứu Ngọc phả đền Lăng (Liêm Cần, Thanh Liêm, Hà Nam) - Liên quan đến Nhữ Hoàng Đê Công chúa thế kỷ 10




    Đền Lăng vị trí thuộc xã Liêm Cầu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đền thờ các vị vua Đinh, vua Tiền Lê và Tam vị Đại Vương là: Nguyễn Minh – Phó thập đạo Tướng Quân, Thiên Cương và Nhữ Hoàng Đê Công chúa đều là người địa phương theo Lê Hoàn phò nghiệp lớn và thành tướng nhà Đinh (Nguyễn Minh và Nhữ Đê là hai vợ chồng cùng chiến đấu dẹp loạn 12 sứ quân phò giúp vua Đinh).

    Khi viết bài về bà Nhữ Hoàng Đê, tôi có tham khảo các tài liệu: Kỷ yếu hội thảo khoa học về vua Đinh, Tiền Lê, bài tham luận của TS Phan Phương Thảo, bản dịch Ngọc phả "Đinh triều nhị vị Đại vương nhất vị công chúa... Quốc triều Lễ bộ chính bản", tức ngọc phả đền Lăng do Hàn Lâm viên, Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm 1572, do ông Nhữ Đình Rồng (quê Hoạch Trạch, Thái Học, Bình Giang, Hải Dương) dịch, tài liệu sưu tầm di tích lịch sử xã Liêm Cần của ông Hà Văn Lang và một số sách khác.


    Về phong thần của các vị đại vương đền Lăng, tôi lấy theo bản dịch Ngọc phả. Cụ thể:


Ông Nguyễn Minh được “Tôn phong Quang Minh Chính Trực Đại Vương, gia tặng Anh Triết Hùng Đoan -Thượng đẳng thần”(尊 封 光 明 正 直 大 王 加 贈 英 晳 雄 端 上 等 神).

Bà Nhữ Đê được “Tôn phong Nhữ Hoàng Đê Công chúa, gia tặng Quốc Sắc Thiên Tài - Trung đẳng thần” (尊 封 汝 皇 坻 公 主 加 贈 國 色 天 才 中 等 神)



   Sau đó, tôi nhận được phản hồi của một số anh gốc họ Nhữ Thanh Khê rằng, trong buổi đón nhận bằng di tích lịch sử văn hóa đền Lăng, thần tích được dịch và vinh danh bà Nhữ Đê là: “Nhữ Hoàng Đê Công chúa, gia tặng Quốc sắc thiên HƯƠNG - NHẤT đẳng thần”. So với bài viết của tôi thì có hai từ khác là từ “thiên TÀI” – “thiên HƯƠNG” và từ “TRUNG đẳng” – “NHẤT đẳng”.
   Khi đó, tôi chưa có bản Thần tích chữ Hán, bài viết lấy theo bản dịch của Cụ Rồng. Tôi trả lời là sẽ xem lại khi có bản chữ Hán, Có thể có nhiều bản chép lại Thần tích khác nhau, còn Cụ Nhữ Đình Rồng dịch thì rất cẩn thận... Tôi cũng giải thích luôn hai ý với các anh Thanh Khê: Ngày xưa các vua phong thần có ba cấp: Thượng – Trung – Hạ đẳng thần, "Nhất đẳng thần" nghe rất lạ. Về từ Thiên TÀI, và Thiên HƯƠNG: các sắc phong thần thường hay xuất hiện từ Thiên tài.
Chữ trên thần tích và phần tra dịch, gõ lại font máy tính của tác giả bài viết


     Hôm nay, ngày Xuân Canh Tý công việc thư thả, tôi tìm được bản chữ Hán thần tích đền Lăng và được biết đây là bản chuẩn. Sau khi tra tìm và thấy chữ “Trung đẳng thần”, và “Thiên tài” là đúng (xem ảnh thần tích tôi tra dịch và các từ chữ Hán tương ướng được gõ bằng font máy tính).
     Nhân đây cũng giới thiệu đầu đủ bản chữ Hán và dịch thần tích đền Lăng cho những ai quan tâm.







Nhữ Đình Văn


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn