Đề cao triết luận “Hoà nhi bất đồng"

      Đề cao triết luận “Hoà nhi bất đồng 和 而 不 同”: Hòa hợp nhưng tôn trọng, đề cao sự khác biệt trong tư duy, văn hóa, quan điểm chính trị, bản sắc mỗi con người, mỗi vùng miền.
     Xưa Khổng Tử nói: "Quân tử hoà nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hoà 君子和而不同, 小人同而不和" (Luận Ngữ, Tử Lộ 23)
“Hoà nhi bất đồng” nghĩa là:
- Hoà hợp nhưng tôn trọng sự khác biệt
- Hoà hợp nhưng vẫn giữ cái tôi, cái riêng
- Hoà nhập nhưng không hoà tan (tư tưởng của VN thời đổi mới 1990)
- Chung sống hoà bình (tư tưởng của Khrushchyov - Tổng bí thư đảng CS LX cuối những năm 50-60 tk20) và của những năm 90 tk20 khi kết thúc chiến tranh lạnh, Đông Âu sụp đổ)
- Bảo tồn dị biệt thay vì phát huy đồng nhất
- Truy cầu sự hài hòa thống nhất nội tại, chứ không phải sự đồng ý nhất trí biểu hiện bề ngoài.
- Tinh thần của Hòa là với tiền đề thừa nhận tính đa dạng, sự khác biệt của sự vật, kiên trì giữ gìn tính đa dạng đó, đối với sự vật nhân tố khác biệt cùng tồn tại, giao hòa với nhau, thành tựu và hỗ trợ lẫn nhau, tương tác và bổ sung cho nhau, khiến vạn vật sống động phát triển không ngừng.
- Khi giao tiếp, đối nhân xử thế thì có lòng độ lượng bao dung mọi người, nhưng vẫn kiên trì giữ vững tiết tháo và đạo nghĩa của mình, cùng mọi người giúp đỡ, bổ sung lẫn nhau chứ không a dua phụ họa quyền thế, không hùa theo thế lực hắc ám.

Ngược lại triết lý “hoà nhi bất đồng” là:
- Không theo ta, khác ta là kẻ thù của ta (Tư tưởng cực đoan, sắt máu của những nhà CM cánh tả, cách hữu, dân tộc chủ nghĩa)
- Tư tưởng kỳ thị sắc tộc, kỳ thị vùng miền, kỳ thị nghề nghiệp…

    Phương Tây cũng có câu tương tự như vậy: Tôn trọng cái Tôi, cái riêng, tôn trọng khác biệt về tư tưởng, về chính kiến…

    Nhân loại phát triển, tiến bộ, văn minh được như ngày nay một phần nhờ sự tôn trọng các khác biệt, ở phương Đông được đúc kết bằng triết luận "Hòa nhi bất đồng".
(19.02.2021 N.Đ.Văn)

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn