Thời tôi ngồi ghế sinh viên, tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ bạn đọc ở Thư viện Hà Nội (phố Bà Triệu) vào buổi tối… đó cũng là khi văn ông bắt đầu nổi tiếng trên văn đàn, được bàn luận sôi nổi, ông thành một sự kiện văn học lớn khi đó. Đề tài về Nguyễn Huy Thiệp thường xuyên được đề cập tại câu lạc bộ.
- Nguyễn Huy Thiệp mổi tiếng bởi các
truyện ngắn gây tiếng vang như Tướng về hưu, Những ngọn gió húa tát… được suy tôn là "vua truyện ngắn". Ngoài truyện ngắn, ông
còn viết kịch, viết tiểu luận, phê bình văn học, làm thơ, vẽ tranh trên gốm...
- Văn Nguyễn Huy Thiệp cũng gây tranh cãi nhiều bởi các truyện ngắn đề cập đến các nhân vật lịch sử, truyền thuyết nổi tiếng như Trương Chi, Thị Lộ, Gia Long…
- Tôi thích đọc kịch bản sân khấu “Mổ nhà văn” của ông đăng trên
blog – lấy cảm hứng từ vụ văn đàn “quốc doanh” “chém” ông tơi bởi sau “vụ” ông
đăng báo tiểu luận “Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn” và “Thời của tiển thuyết”. "Võ lâm ngoại truyện" đăng trên Blog là truyện kiếm hiệp có các nhân vật văn học lấy cảm hứng từ nguyên mẫu là các nhà văn nổi tiếng Việt Nam đóc rất thú vị.
- Cuốn phê bình văn học “Giăng lưới bắt chim” của
Nguyễn Huy Thiệp gây tranh cãi khi được Hội nhà văn Hà Nội trao giải thưởng. Đây cũng là tác phẩm tôi
thích.
Một vài nhận xét của ông về văn học đăng trong Thời
của tiểu thuyết:
“Nguyễn Du coi Truyện Kiều là sách “mua vui cũng
được một vài trống canh”. Thật nực cười cho nhiều người viết ở ta ôm ấp ý định
viết ra những khuôn vàng thước ngọc, biến những chuyện bịa đặt của mình thành
sách đạo đức hay luân lý.”
“Tôi còn nhớ khi cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đặt
vấn đề “cởi trói cho văn nghệ sĩ” thì nhiều nhà sáng tác ở ta đã ngớ người ra
không hiểu ai trói, trói bằng gì và họ cũng không biết rằng mình cũng đang bị
trói nữa.”
“Trong văn học (cũng giống như trong chính trường,
thương trường v.v…) những cá nhân nổi trội buộc phải đấu tránh với “sự tầm thường tập thể”. Gần như hầu hết khi
còn đương thời họ đều thất bại…”
Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, tác phẩm của
ông sẽ còn sống mãi với người yêu văn học.
Nhữ Đình Văn