BẢNG CHÍNH LUẬT CÁC THỂ THƠ ĐƯỜNG
"Bánh trôi nước" là bài thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, viết theo Luật Bằng, Vần Bằng
Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định: Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh.
1- Bảng Luật Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật, luật Trắc Vần Bằng:
T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
2- Bảng Luật Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật, luật Trắc Vần Trắc:
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
3- Bảng Luật Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật, luật Bằng Vần Bằng:
B - B - T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T- B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
4- Bảng luật thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật luật Bằng vần Trắc:
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
5- Bảng luật thơ Thất ngôn Bát cú Đường Luật, luật Bằng vần Bằng:
B - B - T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 4)
B - B - T - T - T - B - B (đối câu 3) (vần)
B - B - T - T - B - B - T (đối câu 6)
T - T - B - B - T - T- B (đối câu 5) (vần)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
6- Bảng luật thơ Thất ngôn Bát cú Đường Luật, luật Trắc, vần Bằng:
"Qua đèo Ngang" là bài thơ: Thất ngôn bát cú, Luật Trắc, Vần Bằng
T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)B - B - T - T - B - B – T (đối câu 4)
T - T - B - B - T - T - B (đối câu 3) (vần)
T - T - B - B - B - T - T (đối câu 6)
B - B - T - T - T - B – B (đối câu 5) (vần)
B - B - T - T- B - B - T
T - T - B - B - T - T- B (vần)
7– Ngoài ra còn có thể thơ Ngũ Ngôn Bát Cú và Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt mà chúng ta ít gặp được lấy từ bản chính luật thể Thất Ngôn bỏ đi 2 từ đầu tiên mà thành.
Ví dụ:
Bảng Luật Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật luật Trắc Vần Bằng:
T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
Sau khi bỏ hai từ đầu, sẽ được chuyển thành:
Bảng Luật Thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật luật Bằng Vần Bằng:
B - B - T - T - B (vần)
T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T
B - B - T - T - B (vần)
Và các bảng khác cũng lượt bỏ tương tự.
8– Theo sự phát triển, thơ Đường Luật về sau được sử dụng rộng rãi hơn ở dạng Biến Thể, đơn giản hơn một chút về luật B – T, người ta thường gọi: “Nhất, Tam, Ngũ bất luận; Nhị, Tứ, Lục phân minh”.
Tức chỉ chú trọng luật B – T ở từ thứ 2, 4, 6 và 7, xin tham khảo ở phần đã có.
Nhờ vào sự phát triển đó, các thể thơ Đường Luật được đa dạng hơn mà nếu dùng bản Chính Luật thì không thể có được. Ví như các thể: Thủ Nhất Thanh, Thuận – Nghịch Độc…
LUẬT BẰNG TRẮC VÀ VẦN TRONG THƠ SONG THẤT LỤC BÁT
Câu số Vần
1 - - - - b - T
2 - - b - T - B
3 - b - t - B
4 - b - t - B - B
5 - - - - B - T
6 - - b - T - B
7 - b - t - B
8 - b - t - B - B
Chữ thứ--1----2----3----4----5----6----7----8--
Chú thích:-: Không bắt buộc
t: vần trắc, với các dấu thanh: Hỏi, ngã, sắc, nặng
b: vần bằng, với các dấu thanh: Ngang hay huyền
Chữ in hoa: Chữ phải giữ vần
LUẬT BẰNG TRẮC VÀ VẦN TRONG THƠ LỤC BÁT
Các tiếng mang thanh huyền và thanh ngang được gọi là thanh bằng; mang thanh sắc, hỏi, ngã, nặng được gọi là thanh trắc. Quy tắc cơ bản của cặp câu lục bát là các tiếng thứ 2, 6, 8 mang thanh bằng, tiếng thứ 4 mang thanh trắc, còn lại có thể tùy ý. Đuôi câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát, đuôi câu bát vần với đuôi câu lục sau. Nếu tiếng thứ sáu của câu bát là thanh ngang (dương bình) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (âm bình) và ngược lại.
Vần của thơ lục bát cũng giống như vần trong thơ nói chung, bao gồm hai loại là vần chính (giống nhau phụ âm cuối, khác phụ âm đầu) và vần thông (âm na ná nhau).
Câu 6: - b - t - B
Cầu 8: - b - t - B - B