Nguyên tắc Tả chiêu - Hữu mục, Tả văn - Hữu võ, Tả nam - Hữu nữ trong đời sống, văn hóa và tâm linh


Nguyên tắc Tả chiêu - Hữu mục, Tả văn - Hữu võ, Tả nam - Hữu nữ trong đời sống, văn hóa và tâm linh
     Thời xưa, Nho giáo và phong tục có quy định nghiêm ngặt một số trật tự, gọi là "昭 穆 法 - nguyên tắc chiêu mục”, như: “左文 - 右 武, 左 男 - 右 女, 左 昭 - 右 穆 ” “tả văn - hữu võ, tả nam - hữu nữ, tả chiêu - hữu mục”.
     Nguyên tắc này, trong đời sống tâm linh khi đặt mộ, bài vị, ảnh thờ…là: “左 昭 右 穆” “Tả chiêu - hữu mục”, tức bên tả (đời lẻ) là hàng “chiêu” ở bên trái, bên hữu (đời chẵn) là hàng “mục” ở bên phải.
     Trong đó chú ý rằng: “Trái/Phải” là theo hướng hướng nhìn ra của từ đường, của nghĩa trang, tức là ngược hướng với người đứng lễ quay mặt vào.
     Theo đó, khi đặt bài vị trên ban thờ tại từ đường hay đặt các ngôi mộ của tiền nhân trong nghĩa trang dòng họ, theo nguyên tắc 左昭-右穆 “Tả chiêu hữu mục”:
     Nguyên tắc chiêu mục trong việc xếp hàng khi cúng lễ, xếp mộ, bài vị, ảnh của cặp vợ chồng tuân theo “Nam tả - Nữ hữu”, thể hiện ở các việc:
- Trong lễ ăn hỏi, xin dâu: đoàn nhà trai ngồi dãy bàn bên trái, đoàn đại diện nhà gái ngồi bên phải hướng từ ban thờ nhìn xuống;
- Khi chụp ảnh chung theo tả nam - hữu nữ.
- Khi sắp hàng trong lễ hội, lễ tang, cầu cúng: nam đứng bên trái, nữ bên phải theo hướng từ lễ đài, ban thờ nhìn ra;
- Khi đặt mộ, ảnh, bài vị thì vợ ở bên phía tay phải của chồng (trợ thủ thứ nhất) và chồng ở bên phía tay trái của vợ (phụ nữ yêu bằng trái tim).
     Mở rộng ra, trong các nghi lễ ta cũng thấy: Khi tiếp quốc khách: nước chủ nhà: quốc kỳ, nguyên thủ quốc gia ở phía bên trái theo hướng nhìn ra phía trước còn khách nước ngoài ở vị trí bên phải v.v...
Một số ảnh minh họa khác:






Nhữ Đình Văn st

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn