Cách thức bầu cử TT Mỹ có liên quan đến cơ cấu thành viên Quốc hội Mỹ. Để hiểu về cách thức bầu cử, trước tiên cần tìm hiểu về Quốc hội Mỹ.
QUỐC HỘI NƯỚC MỸ: Điều 1 của Hiến pháp
Mỹ trao toàn bộ quyền lập pháp của liên bang cho một Quốc hội (QH) được chia
làm hai viện – Thượng viện và Hạ viện. Hiện tổng số thành viên hai viện là 535
người.
Thượng viện:
- Là viện nhỏ, mỗi bang có 02 Thượng
nghị sĩ (TNS). Do vậy, bang có diện tích nhỏ hay bang có diện tích lớn gấp
chục lần, bang có 480 nghìn dân hay bang có 32 triệu dân vẫn có 02 TNS.
- Trong 100 năm đầu sau ngày ban hành Hiến pháp, hai (02) TNS của mỗi bang là do Chính quyền bang đó cử ra, để bảo vệ quyền lợi bang mình trong Liên bang, sau này mới thông qua bỏ phiếu tranh cử phổ thông đầu phiếu.
- Thượng viện Mỹ hiện nay có 100 TNS.
- Nhiệm kỳ TNS là 6 năm, cứ hai
(02) năm lại bàu lại 1/3 số TNS. Không khống chế số lần làm TNS, miễn là được bầu.
- Như vậy bất cứ khi nào, cũng có
ít nhất 2/3 số nghị sĩ có kinh nghiệm lập pháp đang làm việc.
Hạ viện:
-
Tư cách thành viên được xác lập căn cứ dân số (phân bổ theo dân số tương tự như Quốc hội Việt Nam), có quy định tối thiểu mỗi bang sẽ có có ít nhất 01 Hạ nghị sĩ
(HNS), kể cả khi dân số bang đó nhỏ hơn mức phân bổ chung toàn Liên bang.
- Hạ viện Mỹ hiện có 435 HNS
- Nhiệm kỳ HNS là 2 năm. Cứ hai năm lại bầu lại 100% HNS. Không khống chế số lần làm HNS, miễn là được bầu.
(đợt bầu HNS giữa kỳ tổng thống là phép đo về uy tín của tổng thống đương nhiệm, người Mỹ cũng có xu hướng hay bầu cho người không thuộc đảng phái của tổng thống để cân bằng quyền lực giữa hành pháp và lập pháp).
Quyền lực của Hạ
viện và Thượng viện:
- Mỗi viện của Quốc hội có quyền
đưa ra văn bản pháp lý, dự luật về bất cứ vấn đề gì, sau khi hoàn tất bỏ phiếu thông qua
thì chuyển qua viện kia bỏ phiếu thông qua, và ngược lại, trừ một vài quyền riêng.
- Một vài quyền riêng: Các dự án
về luật thu ngân sách là phải bắt nguồn từ Hạ viện, sau đó chuyển Thượng Viện bỏ
phiếu. Thượng viện có quyền xác nhận sự bổ nhiệm của Tổng thống đối với các
quan chức cao cấp và phê chuẩn các hiệp ước với 2/3 số phiếu thuận...
(vì phải được 2 viện thông qua,
nên các đạo luật khi ban hành cơ bản tránh được sự thao túng tập thể - đó là điều
rất hay khi QH có 2 viện)
BÀU CỬ THỔNG THỐNG NƯỚC MỸ:
Bầu cử Tổng thống (TT) ở Mỹ được cạnh tranh ở từng bang, theo cách thức “được ăn cả, ngã về không” tại từng bang. Nếu nghe qua thì thấy phức tạp, nhiêu khê, nhưng tìm hiểu kỹ thì thấy khá “dân chủ” và không quá phức tạp.
- Mỗi bang là một “đơn vị” bầu cử. Nếu ứng viên nào thắng quá bán ở bang nào đó sẽ giành toàn bộ số phiếu Đại cử tri ở bang đó. Mỗi bang được phân bổ số Đại cử tri (ĐCT) bằng đúng tổng số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ của bang đó. Ví dụ: bang Texas có tổng 38 Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ, thì sẽ có 38 phiếu Đại cử tri. Toàn Liên bang sẽ có 535 nghị sĩ Quốc hội thì sẽ có 535 ĐCT, và 03 ĐCT ở thủ đô Washington, tổng cộng là 538 ĐCT. Muốn giành chiến thắng, ứng viên TT phải giành được tối thiểu 270 phiếu ĐCT.
- Tại sao ngay sau khi có kết quả bỏ phiếu phổ thông, ứng viên đã ngay lập tức tuyên bố chiến thắng, mà chẳng cần đợi mấy ông bà Đại cử tri bầu cặp Tổng thống và Phó TT. Bởi Đại cử tri bầu chỉ mang tính hình thức, ĐCT tại mỗi bang là người của ứng viên cử ra, có thể từ bầu ở đại hội đảng, ví dụ: Bang Texas, ông Trump đảng Cộng hoà sẽ cử ra 38 người sẽ là ĐCT cho mình nếu ông thắng, bên bà Kamala Haris đảng Dân chủ cũng cử ra 38 người của mình, thường có cam kết để tránh sự bội tín, cũng có bang có quy định, ĐCT tiềm năng do đảng chọn ra phải bầu cho ứng viên của đảng đó nếu thắng cử. Sau bầu cử ở các bang, các ĐCT của ứng viên chiến thắng sẽ gửi lá phiểu ĐCT bầu TT về ủy ban bầu cử Bang, rồi sau đó gửi về Liên bang. Thường không hề có bất kỳ cuộc nhóm họp nào ở Cử tri đoàn. Nếu luật bầu cử thay ĐCT bằng “Điểm”, các Bang báo cáo kết quả bầu về Liên bang thì khỏi cần thủ tục ĐCT bầu.
- Chủ tịch Thượng viện đương nhiệm căn cứ phiếu bầu cặp TT và Phó TT của ĐCT để công bố kết quả bầu cử, công bố cặp TT và phó TT nhiệm kỳ tiếp theo.
- Cử tri phổ thông bầu cho ứng viên
TT, lá phiếu ghi tên ứng viên TT và phó TT, không hề có chuyện bầu ra ông A,
ông B là Đại cử tri! Chỉ khác là: cạnh tranh ở từng bang, “được ăn cả, ngã về
không” ở từng bang. Ví dụ: thắng ở bang Texas sát nút chênh vài chục phiếu phổ
thông hay chênh lệch cả chục triệu phiếu phổ thông thì vẫn giành được 38 ĐCT
(nó như 38 điểm vậy).
- Đại cử tri “trở mặt”, bội tín không bầu cho ứng viên TT của mình? Có xảy ra một số lần, nhưng chưa khi nào ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc. Nếu cần, ứng viên TT có thể kiện Đại cử tri này ra toà vì đã “bội tín”. Thực tế chưa xảy ra một vụ tranh chấp, kiện tụng nào liên quan đến ĐCT bội tín.
- Số Hạ nghị sĩ được phân bổ theo
tỷ lệ dân số, nhưng Thượng nghị sĩ lại phân bổ mỗi bang 2 TNS, không phụ thuộc dân
số. Số phiếu Đại cử tri mỗi bang lại đúng bằng cơ cấu số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị
sĩ các bang, cộng với việc cạnh tranh ở từng bang, “được ăn cả, ngã về không”, có
thể thắng sát nút hay thắng cách biệt, nên có trường hợp ứng viên TT bị thua cuộc,
dù nếu cộng toàn bộ số phiếu bầu phổ thông họ lại nhiều hơn ứng viên thắng cuộc.
Ví dụ: Ứng viên TT, bà Hillary Clinton đảng Dân chủ hơn ông Trump trong cuộc tranh
đua năm 2016 là 2,8 triệu phiếu phổ thông, nhưng bà lại thua ông Trump đảng Cộng
hòa ở số phiếu Đại cử tri.
Xét ở mọi góc độ phổ thông đầu phiếu
và quyền lợi giữa các bang trong liên bang, thì cơ cấu phân bổ và bầu đại biểu Quốc
hội (TNS và HNS) và cách thức bầu TT Mỹ là dân chủ, vừa đảm bảo quyền của cử
tri, vừa đảm bảo quyền lợi cân bằng giữa các thực thể Bang với nhau.
Nhữ Đình Văn 05.10.2024